Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 19h ngày 11-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 710km về phía đông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/h), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 19h ngày 12-10, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 19h ngày 13-10, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía bắc tây bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão kết hợp với không khí lạnh nên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Cà Mau, khu vực Biển Đông (bao gồm cả hai vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh thành từ Quảng Bình đến Đà Nẵng và khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng cao 2-4m, biển động.
Riêng vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10, sóng cao 3,5-5,5m, biển động rất mạnh.
Vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8, sóng cao từ 2,5-3,5m, biển động.
30 người chết và mất tích do mưa lũ
Đến 18h ngày 11-10, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã làm 17 người chết (Quảng Bình: 1, Quảng Trị: 6, Huế: 3, Quảng Nam 3, Quảng Ngãi 1, Gia Lai 1, Đắk Lắk 1, Lâm Đồng 1), 13 người mất tích (Quảng Bình 1, Quảng Trị 6, Huế 1, Đà Nẵng 4, Gia Lai 1), 7 người bị thương.
Quốc lộ 1 trên địa phận Thừa Thiên Huế (huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà) vẫn còn nhiều điểm ngập sâu 0,2 - 0,6m, dài khoảng 2km. Đường sắt Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn bị ngập.
TTO - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế bác bỏ thông tin nhiều hồ đập thủy lợi trên địa bàn bị vỡ do mưa lũ, thông báo tỉnh đang đối diện với cơn lũ đặc biệt lớn diện rộng trên địa bàn.
Xem thêm: mth.43273841211010202-oab-hnaht-nel-hnam-gnan-ahk-oc-iod-teihn-paht-pa-meht/nv.ertiout