vĐồng tin tức tài chính 365

Nguy cơ hụt thu ngân sách ba tháng cuối năm 2020

2020-10-13 22:00

Nguy cơ hụt thu ngân sách ba tháng cuối năm 2020

Hoàng Thắng

(TBKTSG Online) -  Thu ngân sách ba tháng cuối năm 2020 sẽ gặp nhiều rủi ro từ dịch Covid-19, theo dự báo của Chính phủ.

Sự bùng phát của dịch Covid-19 dẫn tới biện pháp cách ly xã hội ở nhiều địa phương đã làm gián đoạn các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Ảnh: baochinhphu.vn

Covid-19 “bào mòn” nguồn thu ngân sách

Báo cáo của Chính phủ gửi tới Quốc hội cho thấy, thu cân đối ngân sách nhà nước sau chín tháng của năm 2020 ước đạt 975.355 tỉ đồng - bằng 64,5% dự toán năm 2020 và giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý ước đạt 833.105 tỉ đồng - bằng 66,4% dự toán và bằng 93% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa ước đạt 805.589 tỉ đồng - bằng 66,1% dự toán. Còn thu từ dầu thô ước đạt 27.516 tỉ đồng - bằng 78,2% dự toán.

Tổng thu NSNN do cơ quan hải quan quản lý ước đạt 227.933 tỉ đồng, bằng 67,4% dự toán.

Kết quả này – theo Chính phủ - là mức thấp nhất trong nhiều năm qua về tiến độ thu và tốc độ thu. Cụ thể:

 20162017201820192020
Tỷ lệ thu/Dự toán69,7%69,9%71,6%72%61,6%
Tốc độ tăng thu12,1%7%15,2%14,9%8,1%

 

Lý giải thực trạng này, Chính phủ cho rằng nguyên nhân chủ yếu là tác động tiêu cực của Covid-19 tới tình hình phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất – kinh doanh và thu - nộp ngân sách.

Ngoài ra, việc áp dụng chính sách giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất và triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu tác động từ dịch theo Nghị quyết số 84/NQ-CP và Nghị định số 41/2020/NĐ-CP cũng khiến số thu ngân sách sụt giảm từ tháng 4-2020 đến nay. Cụ thể, số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí của năm 2020 khoảng 18.780 tỉ đồng.

Cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ở một số quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ, các quốc gia thuộc khối Châu Âu cũng tác động trực tiếp đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam - dẫn đến giao thương hạn chế, nhu cầu hàng hóa sụt giảm, hoạt động thông quan hàng hóa khó khăn - làm giảm thu 35.279 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, tại thời điểm xây dựng dự toán, giá dầu thô được dự báo đạt 60 Đô-la Mỹ một thùng. Tuy nhiên, trong chín tháng đầu năm giá dầu thô xuống dưới 40 Đô-la Mỹ một thùng đã làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Rủi ro thu ngân sách ba tháng cuối năm

Theo Chính phủ, thu ngân sách ba tháng cuối năm 2020 vẫn còn nhiều rủi ro. Thứ nhất, đợt dịch Covid-19 thứ hai xảy ra ở các trung tâm kinh tế trọng điểm, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Hà Nội, TPCHM. Đồng thời các đối tác thương mại đầu tư lớn của Việt Nam đến nay vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, di chuyển của chuyên gia, nhà quản lý, người lao động đến Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng.

Ngoài ra, Nhiều doanh nghiệp thua lỗ lớn trong sáu tháng đầu năm và dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể,  Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dự kiến lỗ năm 2020 khoảng 15.000-16.000 tỉ đồng, dự kiến đến năm 2024 mới hết lỗ.

Thực tế doanh nghiệp này đã ghi nhận khoản lỗ trước thuế hợp nhất lên tới 10.750 tỉ đồng tính tới hết tháng 9-2020 - bằng 70,8% kế hoạch lỗ cả năm 2020. Trong đó, công ty mẹ lỗ hơn 8.700 tỉ đồng.

Ông Trần Thanh Hiền - Kế toán trưởng Vietnam Airlines – cho biết doanh thu quí 3-2020 của Vietnam Airlines giảm rất sâu, chỉ bằng 32% năm ngoái do ảnh hưởng của làn sóng dịch thứ hai hồi cuối tháng 7.

“Những năm trước, đây thường là quí có doanh thu cao nhất”, ông Hiền chia sẻ tại buổi thông tin kết quả sản xuất kinh doanh quí 3 của doanh nghiệp diễn ra sáng 13-10.

Cũng do đợt dịch thứ hai, Vietnam Airlines đã phải dừng 22 đường bay mới mở giai đoạn cao điểm hè. Đến nay, hãng mới khai thác lại được 11 đường bay này, số còn lại sẽ đánh giá chi tiết hơn do quý 4-2020 là giai đoạn thấp điểm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cũng lỗ hơn 1.000 tỉ đồng sau sáu tháng đầu năm 2020, dự kiến quý 3-2020 tiếp tục lỗ hơn 500 tỉ đồng. Trước đó, báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020 của Vinachem cho thấy lỗ luỹ kế của doanh nghiệp đã đạt mức 3.964,5 tỉ đồng tính tới 30-6-2020 – sau nhiều năm ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ.

Còn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng lỗ khoảng 220 tỉ đồng sau sáu tháng đầu năm. Trước đó, báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2020 của Petrolimex cũng ghi nhận khoản lỗ lũy kế hơn 692,5 tỉ đồng sau sáu tháng đầu năm - giảm 387 tỉ đồng so với báo cáo tự lập - do chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tăng gần 400 tỉ đồng. Khoản lỗ này sau đó đã được phân bổ cho cổ đông công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát với giá trị lần lượt là âm 816 tỉ đồng và 123,5 tỉ đồng.

Theo đại diện Petrolimex, do tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên doanh nghiệp đánh giá có thể chuyển lỗ tính thuế kỳ này sang kỳ kinh doanh tới nếu có lãi. Vì vậy doanh nghiệp đã ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại theo quy định.

Đại diện doanh nghiệp cũng cho biết, giá dầu thế giới (WTI) giảm mạnh và liên tục từ 61,18 USD mỗi thùng ở thời điểm đầu quý 1-2020 xuống 20,48 USD mỗi thùng ở thời điểm cuối quý 1 đã ảnh hưởng giá vốn hàng bán trong kỳ. Dù giá xăng dầu tăng trở lại trong quý 2, nhưng dịch bệnh bùng phát - dẫn tới giãn cách xã hội  - đã tác động đến kết quả kinh doanh của công ty mẹ khi nhu cầu thị trường giảm.

Bên cạnh đó, một số công ty con, liên kết của Petrolimex cũng chịu thiệt hại bởi dịch bệnh khi kinh doanh nhiên liệu hàng không phát sinh lỗ, còn lợi nhuận kinh doanh sản phẩm hóa dầu, gas giảm.

Đáng chú ý, những khoản lỗ này sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế của các năm kế tiếp theo quy định của pháp luật về thuế - dẫn tới làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp ngân sách những năm tới, theo Chính phủ.

Ngoài ra, một số ngành trọng điểm – đóng góp số thu lớn cho ngân sách chín tháng như thủy điện, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống – ghi nhận mức giảm sâu so với cùng kỳ các năm trước.
Ước tính cả năm 2020, thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 1,32 triệu tỉ đồng, giảm 189.200 tỉ đồng (tương ứng mức giảm 12,5%) so với dự toán.

Trong đó, thu ngân sách trung ương giảm dự toán khoảng 126.500 tỉ đồng. Còn thu ngân sách địa phương hụt khoảng 62.700 tỉ đồng so dự toán. Nếu không tính tiền thu từ sử dụng đất, xổ số kiến thiết thì ngân sách địa phương hụt thu khoảng 95.000 tỉ đồng.
 

Xem thêm: lmth.0202-man-iouc-gnaht-ab-hcas-nagn-uht-tuh-oc-yugn/083903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nguy cơ hụt thu ngân sách ba tháng cuối năm 2020”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools