Trong bản cập nhất mới nhất báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, IMF nhận định mức độ suy thoái của kinh tế toàn cầu sẽ không nghiêm trọng như dự báo được đưa ra hồi tháng Sáu, với mức giảm là 4,4%. Tuy nhiên, báo cáo đưa ra hai kịch bản, chủ yếu phụ thuộc vào việc dịch COVID-19 có được kiểm soát hay không.
Trong tình huống bất lợi, khi việc kiểm soát dịch trở nên khó khăn hơn dự kiến, các biện pháp bắt buộc hay tự nguyện nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch sẽ cản trở nhiều hơn đối với các hoạt động kinh tế. Kịch bản này sẽ khiến con số dự báo về tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2020 giảm 0,75 điểm phần trăm và cho năm 2021 sẽ giảm gần 3 điểm phần trăm, so với mức dự báo tăng trưởng 5,2% hiện nay. Theo báo cáo, mức giảm dự kiến đối với GDP của các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển.
Nhiều nước sẽ phải gánh chịu tình trạng suy thoái do dịch COVID-19 dài hơn so với các nước khác. (Ảnh minh họa: Reuters).
Kịch bản trên cũng giả định tiến triển trong việc phát triển vaccine ngừa COVID-19 và các biện pháp điều trị COVID-19 sẽ diễn ra chậm dẫn đến hoạt động của các lĩnh vực rất cần sự tiếp xúc giảm sút, với ảnh hưởng đến thu nhập sẽ lan sang các lĩnh vực khác. Việc tiếp cận tài chính sẽ bị thắt chặt và sự yếu kém "dai dẳng" sẽ ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cung ứng của các nền kinh tế và khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng, dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực kéo dài sang cả năm 2022 và sau đó.
Trong tình huống thuận lợi, triển vọng kinh tế toàn cầu có thể cải thiện hơn so với dự báo gần đây nếu cuộc chiến chống COVID-19 tiến triển tốt hơn nhiều so với trong tình huống bất lợi. Theo báo cáo, mức dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ tăng so với dự báo được đưa ra trong tình huống xấu, với mức dự báo tăng trưởng cao hơn gần 0,5 điểm phần trăm trong năm 2021 và cao hơn gần 1 điểm phần trăm vào năm 2023.
Ảnh: Reuters.
Kịch bản thứ nhất dự báo GDP toàn cầu sẽ giảm 28.000 tỷ USD trong 5 năm tới. Tuy vậy, kịch bản thứ hai dự báo GDP toàn cầu vào năm 2025 sẽ cao hơn gần 2% so với trong kịch bản thứ nhất, nhờ sự cải thiện của các nền kinh tế thị trường mới nổi gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển. Điều này có nghĩa những tiến triển nhanh trong quá trình điều trị COVID-19 sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong, giúp khôi phục lòng tin, và cho phép các lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất phục hồi nhanh hơn, dẫn tới mức chi tăng trong các lĩnh vực khác. Triển vọng này cũng giúp giảm số vụ phá sản, nhờ đó tác động tích cực đến vấn đề việc làm.
VTV.vn - Ngày 12/10, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cảnh báo biến đổi khí hậu đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!