vĐồng tin tức tài chính 365

Lịch sử thẻ căn cước gắn chip tại một số nước

2020-10-14 18:17

Với tên gọi MyKad, thẻ căn cước tại Malaysia sẽ lưu trữ cả ảnh nhận diện và dữ liệu vân tay của người dùng, theo The Star Online. Mỗi công dân đủ 12 tuổi phải làm thẻ căn cước. MyKad còn có các thông tin sức khỏe cơ bản như nhóm máu, tiền sử cấy ghép nội tạng, tiền sử dị ứng, hoặc bệnh mãn tính.

Bên cạnh tính năng định danh, thẻ MyKad còn là tấm bằng lái xe hợp lệ, cũng như có thể được dùng như ví điện tử để mua sắm, thanh toán phí cầu đường, vé phương tiện công cộng, hoặc nơi đỗ xe, và tiếp cận dịch vụ công.

Tấm thẻ đa dụng có thể trợ giúp nhà chức trách trong công tác quản lý. Ví dụ, lực lượng cảnh sát, cơ quan quản lý vận tải đường bộ, cơ quan xuất nhập cảnh,... có thể quét thẻ để đối chiếu với kho dữ liệu "danh sách đen" hoặc lệnh triệu tập. Để đảm bảo thẻ MyKad phát huy công dụng quản lý hành chính, chính phủ buộc công dân phải mang theo thẻ khi trên đường. Nếu bị kiểm tra mà không có, người vi phạm có thể bị phạt tối đa 20.000 Malaysia ringgit (hơn 100 triệu đồng) hoặc ba năm tù.

Năm 2018, Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Gobind Singh Deo từng tuyên bố nước này sẽ nghiên cứu phát triển thẻ căn cước số. Loại thẻ số không nhằm thay thế MyKad, không có tính chất bắt buộc và chỉ có mục đích cung cấp phương thức xác thực. Ví dụ, khi ứng tuyển vào một tổ chức, ứng viên có thể cung cấp thẻ căn cước số, thay vì phương pháp không đáng tin cậy như hiện nay là chụp ảnh thẻ MyKad.

Từ năm 2004, Trung Quốc cũng giới thiệu loại thẻ căn cước nhựa có gắn chip để lưu trữ thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, và chân dung, theo Global Times. Mọi công dân tại Trung Quốc đại lục khi đủ 16 tuổi phải làm thẻ căn cước do Bộ Công an cấp.

Thẻ căn cước hiện tại là phiên bản thế hệ thứ hai có gắn chip và được mã hóa điện tử. Tấm thẻ chứa nhiều thông tin cá nhân như họ tên đầy đủ, giới tính, sắc tộc, ngày sinh,... Người dân phải dùng thẻ để đăng ký thường trú, làm bằng lái xe, mở thẻ ngân hàng, nhận phòng khách sạn, mua vé tàu hỏa, và làm thủ tục lên chuyến bay nội địa...

Trung Quốc đang thí điểm thẻ căn cước số trên điện thoại. Ảnh: Xinhua.

Trung Quốc đang thí điểm thẻ căn cước số trên điện thoại. Ảnh: Xinhua.

Không dừng lại ở đó, tháng 4/2018, chính phủ Trung Quốc đã hợp tác với nền tảng ví điện tử Alipay để thí điểm cấp thẻ căn cước số và mã QR đặc trưng tại một số thành phố lớn của tỉnh Chiết Giang. Bằng cách quét mã QR trong điện thoại, người dân có thể nhận phòng, mua vé tàu, hoặc sử dụng các dịch vụ chính phủ, mà không cần mang theo ví tiền hoặc thẻ căn cước cứng.

Trước mắt, người dân cần tới nơi đặt máy tại trụ sở công an địa phương, quét nhận diện khuôn mặt để nhận thẻ căn cước số và mã QR đặc trưng vào tài khoản AliPay trên điện thoại. Theo Xinhua, dù mất điện thoại, người dân cũng ít khả năng bị lộ thông tin cá nhân vì các thao tác như mở ứng dụng Alipay hoặc quét mã QR đều yêu cầu trải qua bước quét vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt.

Là quốc gia nhỏ ở ven biển Baltic, Estonia đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên vì có thể đi trước nhiều nơi trên thế giới trên phương diện thẻ căn cước điện tử gắn chip mã hóa. Được bắt đầu cấp phát vào năm 2002, thẻ căn cước điện tử của Estonia không chỉ là giấy tờ định danh mà còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm y tế, thanh toán điện tử, ký kết hợp đồng, mã khóa thư điện tử, mua vé tàu điện, và thậm chí là bỏ phiếu.

Theo The Economist, thông qua thẻ căn cước điện tử, chính quyền Estonia cung cấp 600 dịch vụ điện tử cho công dân và 2.400 dịch vụ cho doanh nghiệp. Điều này khiến một số phương diện của cuộc sống tại Estonia được hiệu quả hơn, ví dụ người dân mất chưa đến một tiếng để khai báo thuế, và được hoàn thuế trong vòng hai ngày.

Khi nói về tương lai căn cước điện tử của Singapore, thủ tướng Lý Hiển Long cũng đã lấy Estonia làm ví dụ để so sánh. "Estonia đã có, không có lý do gì Singapore không có", thủ tướng cho biết trong một buổi đối thoại năm 2017.

Công dân Bỉ từ đủ 12 tuổi trở lên được cấp thẻ căn cước quốc gia. Từ năm 2003 trở đi, chính quyền Bỉ bắt đầu cung cấp thẻ căn cước điện tử có gắn chip để thay thế loại thẻ nhựa trước đó. Con chip trên thẻ sẽ lưu trữ thông tin cá nhân in trên thẻ, địa chỉ, và phần định danh điện tử (như mã hóa chữ ký). Người dân có thể dùng thẻ căn cước điện tử để đăng nhập vào một số trang web như website khai báo thuế trực tuyến, để ký thư điện tử nhằm chứng minh danh tính,...

Tháng 1 vừa qua, Bỉ là quốc gia đầu tiên áp dụng cơ chế bảo mật cao cấp cho thẻ căn cước điện tử để chống đánh cắp danh tính, theo Brussel Times. Theo đó, thẻ căn cước loại mới sẽ lưu trữ vân tay trong chip và đằng sau thẻ còn khắc laser mờ chân dung người dùng. Tấm thẻ cũng sẽ có mã QR.

Đằng sau thẻ căn cước mới ở Bỉ là hình khắc laser chân dung của chủ thẻ. Ảnh: Belga.

Đằng sau thẻ căn cước mới ở Bỉ là hình khắc laser chân dung của chủ thẻ. Ảnh: Belga.

Ngoài những quốc gia nói trên, một số nơi khác trên thế giới như Đức, Italy, Bồ Đào Nha, Pháp, Indonesia, Nga, Cuba, Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản,... cũng áp dụng thẻ căn cước điện tử ở mức độ khác nhau.

Quốc Đạt (Theo Economist, SCMP, Xinhua)

Xem thêm: lmth.2116714-coun-os-tom-iat-pihc-nag-couc-nac-eht-us-hcil/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lịch sử thẻ căn cước gắn chip tại một số nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools