vĐồng tin tức tài chính 365

TPHCM đóng góp 22,2% kinh tế cả nước trong 5 năm qua

2020-10-15 12:01

TPHCM đóng góp 22,2% kinh tế cả nước trong 5 năm qua

Anh Quân - Hùng Lê

(TBKTSG Online) - Sáng 15-10, Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM khoá XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã khai mạc và kéo dài đến ngày 18-10. Đại hội sẽ bàn nhiều chương trình hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong năm năm qua và phương hướng nhiệm vụ năm năm tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự đại hội.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Ban tổ chức đại hội cung cấp.

Kinh tế tăng trưởng khá

Phát biểu khai mạc đại hội, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X, thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, như giữ vững vai trò đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; hoàn thành 11/14 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, trong đó có bốn chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Thứ nhất, TPHCM là địa phương có năng suất lao động cao nhất bằng 2,6 lần năng suất lao động bình quân cả nước. Thứ hai, mặc dù chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,6% lao động cả nước, nhưng nhờ năng suất lao động cao mà Thành phố đóng góp hơn 22% vào kinh tế cả nước, tăng trưởng bình quân 2016 - 2019 là 7,7%/năm. Thứ ba, Thành phố luôn là địa phương đóng góp ngân sách lớn nhất, chiếm 27% tổng thu ngân sách quốc gia, trong khi là địa phương có tỷ lệ chi ngân sách trên thu ngân sách thấp nhất cả nước.

Và thứ tư, TPHCM là trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn nhất, chiếm tỷ trọng 15% công nghiệp và 33% dịch vụ của cả nước. Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) là khu công nghệ cao thành công nhất cả nước. Với diện tích khoảng 800 ha, đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 8 tỉ đô la Mỹ và 35.000 lao động, xuất khẩu trong năm năm qua là 63 tỉ đô la, bình quân một lao động xuất khẩu hơn 8 tỉ đồng/năm.

Trong bản báo cáo về về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, cũng cho biết kinh tế thành phố tăng trưởng khá, khi tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016 - 2019 tăng bình quân 7,72%, ước tính giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 6,41%, tỷ trọng kinh tế thành phố đóng góp trên 22,2% kinh tế cả nước.

Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP tăng liên tục qua các năm; năng suất lao động bình quân của thành phố cao hơn 2,6 lần so với bình quân cả nước; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng lên. GRDP bình quân đầu người tăng liên tục qua các năm, bình quân gấp 2,4 lần so với cả nước. Thu ngân sách thành phố luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước (năm 2019 khoảng 27%).

Các ngành dịch vụ phát huy hiệu quả vai trò là ngành mũi nhọn, phát triển đúng định hướng, đạt kết quả cao cả về quy mô và năng suất, tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt 7,84%, ước giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,59%/năm, giá trị gia tăng dịch vụ chiếm tỷ trọng bình quân 33% toàn ngành, đứng đầu cả nước.

Ngành thương mại phát triển theo hướng hiện đại, nhất là thương mại điện tử. Hệ thống phân phối hiện đại đã phát triển về số lượng và chất lượng, gia tăng lưu thông hàng hóa và thúc đẩy sản xuất. Ngành du lịch thành phố tiếp tục dẫn đầu cả nước; các ngành giáo dục, y tế, tài chính - ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh, giữ vững vị trí là một trung tâm lớn của cả nước.

Ngành công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 7,70%/năm, ước giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,51%/năm, bốn ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 9%/năm, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp, chiếm tỷ trọng 10,2% GRDP.

Khu Công nghệ cao thành phố đã phát triển mạnh mẽ, tổng giá trị xuất khẩu bốn năm đạt 46,36 tỉ đô la, ước tính trong năm 2020 là 17,24 tỉ đô la. Ngành nông nghiệp phát triển đúng định hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và năng suất lao động gấp ba lần cả nước.

Các thị trường được mở rộng quy mô, đổi mới phương thức giao dịch, hoạt động  ngày càng hiệu quả, nhất là thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường vốn, giữ vững vai trò là trung tâm tài chính, tiền tệ của cả nước. Đã tiến hành xây dựng Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Công tác quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đã có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của thành phố. Các thành phần kinh tế được tạo điều kiện phát triển, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế thành phố có xu hướng giảm; doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài phát triển mạnh mẽ; các hợp tác xã hoạt động chất lượng ngày càng cải thiện. Thành phố đẩy mạnh hoạt động hợp tác, thực hiện có hiệu quả liên kết phát triển về giao thông, du lịch, bảo vệ môi trường và xây dựng chuỗi công viên phần mềm Quang Trung với các tỉnh, thành.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 chưa đạt kế hoạch đề ra, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức tăng trưởng kinh tế cả nhiệm kỳ chưa đạt chỉ tiêu (8,0 - 8,5%/năm).

Mục tiêu nâng cao tính hấp dẫn, tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh của thành phố, chỉ số cạnh tranh địa phương thuộc nhóm 5 tỉnh, thành phố tốt nhất cả nước chưa đạt. Chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư trong nước có quy mô lớn. Việc liên kết doanh nghiệp, khoa học, đào tạo và Nhà nước hiệu quả chưa cao. Chưa chú trọng đúng mức việc phát triển hạ tầng công nghiệp, hạ tầng dịch vụ và giao thông. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, không đạt yêu cầu. Cơ chế liên kết, hợp tác với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa đạt hiệu quả cao. GRDP bình quân đầu người của thành phố năm 2020 ước đạt 6.328 USD, không đạt kế hoạch đề ra.

Ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng, thực hiện các giải pháp đột phá để có bước tiến rõ nét trên con đường hội nhập quốc tế. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề năm 2019 đạt 84,79%, ước năm 2020 đạt 85,2% trong tổng số lao động đang làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp đô thị giảm qua các năm, năm 2020 ước dưới 3,7%.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu. Ảnh: Ban tổ chức đại hội cung cấp.

Vẫn còn hạn chế

Ông Nguyễn Thành Phong cũng nhìn nhận bên cạnh những kết quả đạt được, TPHCM vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là sự bất cập, không đồng bộ giữa các quy định pháp luật.

Một nguyên nhân khách quan khác là dân số thành phố tăng nhanh, bình quân năm năm tăng thêm 1 triệu người, tạo áp lực lớn trong phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trong quản lý đô thị của thành phố; việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân còn hạn chế.

Ngoài ra, TPHCM chưa phát huy hết vai trò giám sát, phản biện của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất của thành phố chưa phù hợp với cơ cấu kinh tế.

Chủ tịch TPHCM cho biết trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, TPHCM giữ vững vai trò đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. 11/14 chỉ tiêu Đại hội X Đảng bộ thành phố hoàn thành, trong đó, bốn chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Việc thực hiện 7 Chương trình đột phá thông qua những giải pháp và kết quả đạt được trong từng chương trình đã góp phần vào sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, mức độ hoàn thành của một số chương trình đột phá còn hạn chế.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả có ý nghĩa. Yếu kém lớn nhất trong lãnh đạo của Thành ủy là chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của thành phố, của hợp tác vùng và hợp tác quốc tế để thành phố phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Cơ cấu sử dụng đất chưa phù hợp với cơ cấu kinh tế, chậm được thay đổi trong 20 năm qua.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá yếu kém lớn nhất của Đảng bộ TPHCM là chưa phát huy hết được tiềm năng, lợi thế của thành phố, của hợp tác vùng và hợp tác quốc tế để thành phố phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Ông cũng nhấn mạnh công cuộc chống tham nhũng, suy thoái đã có tiến bộ, song chưa căn bản, chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng, của nhân dân và đòi hỏi phát triển của thành phố.

Xem thêm: lmth.auq-man-5-gnort-coun-ac-et-hnik-222-pog-gnod-mchpt/474903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“TPHCM đóng góp 22,2% kinh tế cả nước trong 5 năm qua”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools