vĐồng tin tức tài chính 365

Câu chuyện về sáng tạo nghệ thuật thị giác xuyên suốt lịch sử nhân loại

2020-10-16 10:54
Câu chuyện về sáng tạo nghệ thuật thị giác xuyên suốt lịch sử nhân loại - Ảnh 1.

Hơn 600 trang sách về lịch sử nghệ thuật được kể một cách dễ hiểu với khoảng 60% dung lượng dành cho ảnh màu minh họa tuyệt đẹp - Ảnh: K.LINH

Tôi đã đọc nguyên tác The Story of Art ấn bản thứ 16 của nhà Phaidon, ngay khi nó ra đời năm 1995. Rồi còn có cả bản bỏ túi, cũng của nhà Phaidon.

Yêu cuốn này lắm, nên vẫn cứ mong có một bản dịch trọn vẹn phát hành rộng rãi ở ta. Rất mừng là Omega+ cùng với NXB Dân Trí đã làm được việc này.

Với Câu chuyện nghệ thuật, E. H. Gombrich (1909-2001) không soạn một biên niên các phong cách và trào lưu nghệ thuật như các sách lịch sử thông thường.

Ông cho ta xem tác phẩm cụ thể của từng nghệ sĩ cụ thể, hướng dẫn ta cách nhìn, so sánh, suy tưởng, cho ta biết bối cảnh ra đời của chúng, khiến ta vỡ nhẽ một cách tự nhiên về mục đích của người nghệ sĩ, giải pháp nghề nghiệp của họ để đạt được mục đích ấy, những kế thừa và tài năng sáng tạo của họ...

Đó là câu chuyện về sáng tạo nghệ thuật thị giác xuyên suốt lịch sử nhân loại, diễn biến bởi hai thứ thôi thúc có tính mâu thuẫn nhau, là diễn đạt cái "biết" nhờ nhận thức và diễn đạt cái "thấy" bằng mắt nhìn, như đã diễn ra từ Ai Cập cổ đại đến phong cách "Ấn tượng" cuối thế kỷ 19.

Thái độ cực đoan của các họa sĩ Ấn tượng đã chấm dứt mâu thuẫn ấy, khi người ta nhận ra rằng cái "biết" và cái "nhìn" không thể tách rời nhau, và không có cái "nhìn" nào là "ngây thơ" cả. Và nghệ thuật hiện đại đã ra đời từ sự đứt gãy ấy, cùng với sự ra đời của nhiếp ảnh, với những thách thức và giải pháp thử nghiệm mới.

Hay nhất là Gombrich còn dặn dò người đọc về những tác dụng phụ không mong muốn của loại sách lịch sử nghệ thuật nói chung, và của chính cuốn sách này nữa. Vì ông sợ nhất là người đọc chỉ nhớ được tên tuổi các nghệ sĩ và phong cách của họ để khoe mẽ và "chém gió".

Ông muốn Câu chuyện nghệ thuật sẽ giúp người đọc có được khả năng thưởng thức nghệ thuật với quan điểm lịch sử có tính khoa học đúng đắn chứ không bị úm ba la bởi những thuật ngữ hoa mỹ và khái niệm viển vông, hiểu rằng nghệ thuật không tiến hóa theo kiểu ngày một tiến bộ hơn như khoa học, và cái mới lạ không phải là mục đích của nghệ thuật.

Câu chuyện về sáng tạo nghệ thuật thị giác xuyên suốt lịch sử nhân loại - Ảnh 2.

Câu chuyện nghệ thuật là một trong những cuốn sách lịch sử nghệ thuật nổi tiếng và phổ cập nhất trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, đã bán hơn 8 triệu bản trên thế giới - Ảnh: K.LINH

Độc giả cần đọc kỹ phần giới thiệu "Về nghệ thuật và các nghệ sĩ" và chương cuối cùng "Câu chuyện không hồi kết". Hiểu đúng hai phần ấy, người đọc sẽ có hệ quy chiếu để tiếp thu đúng đắn các kiến thức và thông tin của toàn bộ các chương khác; và không còn hoang mang mỗi khi đứng trước bất kỳ một bức tranh, bức tượng nào. Ngay từ đầu,

E. H. Gombrich đã dặn là "Yêu một bức tượng hay bức tranh thì vì lý do gì cũng vẫn đúng", còn "Hễ thấy ghét một tác phẩm nghệ thuật thì thể nào cũng có những lý do không chính đáng".

Trong cuộc trò chuyện với Charlie Rose trên kênh truyền hình PBS tại New York City năm 1995 nhân dịp phát hành ấn bản thứ 16, khi được hỏi tại sao cuốn sách lại thành công đến thế, Gombrich bảo "có lẽ, mà tôi hi vọng thế, vì tôi viết không phải để khoe mẽ, không làm bí ẩn những thứ chẳng có gì bí ẩn, còn những thứ rõ ràng là bí ẩn thật thì chẳng đụng đến làm gì".

Trong buổi trò chuyện ấy, Gombrich còn bảo ông không có tâm lý sưu tập sở hữu tranh tượng, chỉ cần được ngắm nhìn chúng là đủ hạnh phúc rồi. Ông không đặc biệt yêu thích một nghệ sĩ nào, vì ai cũng có cái hay riêng.

Ông cũng chỉ quan tâm đến tác phẩm chứ không đến đời tư của nghệ sĩ, trừ khi bắt buộc phải biết để hiểu rõ về tác phẩm, ví dụ như với Van Gogh.

Theo dõi diễn biến của nghệ thuật, ông thấy lo ngại khi nghệ thuật trở thành thời trang, khi nghệ sĩ chỉ chạy đua tìm cái mới cái lạ, và khi tự diễn đạt cũng được coi là nghệ thuật. Còn nếu được quen biết một nghệ sĩ, thì ông chỉ thích Michelangelo.

Với tôi, câu chuyện nghệ thuật của một nhà trí thức như vậy sẽ không bao giờ lỗi thời, và ở ta hiện nay thì cực kỳ cần thiết. Hi vọng bản dịch kỳ này của Lưu Bích Ngọc khiến The Story of Art được tái sinh mẹ tròn con vuông trong Câu chuyện nghệ thuật, và sẽ được đón nhận xứng đáng ở nước ta.

Bản sao tuyển tập kịch của Shakespeare  được đấu giá lên đến gần 10 triệu đôBản sao tuyển tập kịch của Shakespeare được đấu giá lên đến gần 10 triệu đô

TTO - Theo Christie's, mức giá được trả cho tuyển tập kịch "First Folio" đã vượt xa mức dự đoán khoảng từ 4 đến 6 triệu USD.

Xem thêm: mth.90590320251010202-iaol-nahn-us-hcil-tous-neyux-caig-iht-tauht-ehgn-oat-gnas-ev-neyuhc-uac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Câu chuyện về sáng tạo nghệ thuật thị giác xuyên suốt lịch sử nhân loại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools