Nguồn tin của Bloomberg cho biết, một đối tác đầu tư đang nỗ lực thúc đẩy thương vụ này, đó là tập đoàn Softbank, cổ đông chính của Grab, trong bối cảnh cả 2 startup đang tiếp tục thua lỗ do cuộc cạnh tranh khốc liệt, cũng như nhu cầu về dịch vụ gọi xe sụt giảm do dịch bệnh.
Các cổ đông của Gojek muốn hai công ty hợp nhất mọi hoạt động ở khắp Đông Nam Á. Tỷ phú Son, nhà đầu tư lớn nhất của Grab, cũng đồng quan điểm với các cổ đông Gojek.
Tuy nhiên, việc Grab lỗ triền miên khiến tỷ phú Son và các nhà đầu tư khác lo lắng, đặc biệt sau vụ startup WeWork khủng hoảng và dịch COVID-19 bùng nổ.
Cả Grab và Gojek đều muốn trở thành "siêu ứng dụng" ở Đông Nam Á. (Ảnh: Nikkei)
Hiện chưa rõ thương vụ này đang nghiêng về hướng sáp nhập toàn bộ, hay Grab sẽ chỉ mua lại hoạt động của Gojek ở Indonesia. Trong khi đó, Grab, Gojek và SoftBank đều chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Trong vài năm qua, Grab và Gojek cạnh tranh dữ dội để giành thị phần tại Đông Nam Á. Việc sáp nhập có thể giúp hai bên giảm đốt tiền đầu tư và tạo ra một công ty dịch vụ Internet hùng mạnh hàng đầu khu vực. Grab hiện hoạt động ở 8 quốc gia và được định giá 14 tỷ USD. Gojek kinh doanh tại Indonesia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và được định giá 10 tỷ USD.
Cũng theo nguồn tin Bloomberg, Grab và Gojek đang đàm phán về cơ cấu sáp nhập và định giá, cũng như cách thuyết phục các cơ quan quản lý trong khu vực. Thỏa thuận - nếu được thực thi - cũng phụ thuộc vào diễn biến của dịch COVID-19.
VTV.vn - Kể từ tháng 1/2020, Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) bắt đầu đưa giá dịch vụ vận tải của hai công ty đặt xe công nghệ Gojek và Grab vào rổ các hàng hóa dùng để tính CPI.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.47764059061010202-kejog-iov-barg-pahn-pas-nahp-mad-yad-cuht-knabtfos/et-hnik/nv.vtv