Ông Lê Hòng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Sáng 16-10, ngày làm việc thứ hai trong khuôn khổ Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, các đại biểu đã dành thời gian lắng nghe các tham luận liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của TP trong nhiệm kỳ tới.
Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM trình bày tham luận về Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế và khuyến khích đại học chia sẻ giai đoạn 2020 - 2035.
Ông Sơn đề xuất xây dựng một số nhóm giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế.
Nhóm giải pháp thứ nhất là xây dựng nguồn nhân lực trình độ quốc tế từ giáo dục phổ thông. Trong thời gian tới, giáo dục phổ thông sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học sinh. Mô hình thí điểm Trung tâm điều hành giáo dục thông minh và Đề án mô hình trường học thông minh đang được gấp rút triển khai. Giáo dục thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tạo điều kiện để các em tham gia nghiên cứu khoa học.
"TP.HCM sẽ tiếp tục mở rộng thí điểm đưa nội dung trí tuệ nhân tạo đến với học sinh các trường phổ thông. Đẩy mạnh học trực tuyến để hình thành kho tài nguyên học liệu số phục vụ việc tự học của học sinh, xây dựng xã hội học tập thông minh" - ông Sơn chia sẻ.
Nhóm giải pháp thứ hai là triển khai đề án "Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020 - 2035 và đại học chia sẻ".
Ông Sơn nói đây là đề án được xây dựng công phu, có sự tham gia tâm huyết, trách nhiệm của các thầy, cô, các nhà khoa học đến từ những trường đại học hàng đầu TP. Đó là cơ sở để các trường đại học được phân công xây dựng 9 đề án nhằm đào tạo nhân lực có trình độ quốc tế cho 8 ngành trong điểm gồm: Công nghệ thông tin - truyền thông; Cơ khí - tự động hóa; Trí tuệ nhân tạo; Quản trị doanh nghiệp; Tài chính - ngân hàng; Y tế; Du lịch; Quản lý đô thị và đề án Đại học chia sẻ.
Đề án cũng đề xuất một số giải pháp thực hiện, trong đó có việc đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Nhân lực trình độ quốc tế phải có môi trường để trao đổi thông tin, học tập lẫn nhau, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với đời sống, hướng đến giải quyết những vấn đề phát sinh trong xã hội.
Ông Sơn nhấn mạnh thời gian tới, khâu hợp tác giáo dục phải được chú trọng để đưa các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới đến với sinh viên TP. Các trường sẽ tiến tới biên soạn học liệu mở, xây dựng cơ chế, chính sách hình thành mô hình đại học chia sẻ, là những bước đi ban đầu trong quá trình xây dựng đại học chia sẻ tại thành phố.
Đại học quốc gia TP.HCM sẽ là dơn vị xây dựng và triển khai thí điểm mô hình đại học chia sẻ để làm cơ sở phát triển trong thời gian tới.
Số trường học tăng gần 24% so với đầu nhiệm kỳ
Hiện nay, giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông TP có 2.385 trường (tăng 453 trường so với đầu nhiệm kỳ). So với năm học 2015 - 2016 đầu nhiệm kỳ, số trường học tăng 23,45%, số lớp học tăng 16,8% và số học sinh tăng 12,37%.
Về giáo dục đại học, TP có 54 trường đại học, học viện với hơn 200.000 sinh viên. Có nhiều trường đại học, cao đẳng triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài với hơn 170 chương trình đào tạo liên kết.
Giai đoạn vừa qua, TP có hơn 4.000 sinh viên các nước trên thế giới đến học tập. Toàn TP có 38 trường đại học, cao đẳng được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ GD-ĐT và chuẩn đánh giá của các tổ chức quốc tế.
TTO - Mục tiêu nhiệm kỳ tới của TP.HCM là khơi dậy khát vọng và sức sáng tạo của nhân dân TP, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế ở các lĩnh vực ưu tiên, không ngừng nâng cao chất lượng sống của người dân.
Xem thêm: mth.39955511161010202-et-couq-od-hnirt-cul-nahn-oat-oad-pahp-iaig-nab-mchpt/nv.ertiout