vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM đưa ra 9 giải pháp để tăng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

2020-10-16 13:12
TP.HCM đưa ra 9 giải pháp để tăng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Thanh Nhân - giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Đó là một trong 9 giải pháp được ông Huỳnh Thanh Nhân - giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM nêu lên để thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao chỉ số cải cách hành chính (Par Index) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TP giai đoạn 2020-2025.

Chỉ số cạnh tranh tăng điểm số nhưng không nhiều

Trong tham luận tại Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, sáng 16-10, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân nhận định những năm qua, chính quyền TP luôn quan tâm đến công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư.

Giai đoạn 2016 - 2019, PCI của TP có sự tăng về điểm số, tuy nhiên thứ hạng thay đổi từ hạng 8 thành hạng 14, các chỉ số thành phần có tăng điểm nhưng không nhiều, trong khi các tỉnh, thành khác có sự tăng đột biến về điểm số dẫn đến việc TP xuống hạng qua từng năm.

Tuy nhiên, theo ông Nhân, điểm số vẫn tăng và có sự chuyển biến từ nhóm các tỉnh, thành có chỉ số năng lực cạnh tranh "khá" thành nhóm "tốt".

Đối với chỉ số cải cách hành chính, chỉ số của TP tăng dần trong từng năm, có vị trí so với các tỉnh, thành khác nhưng các nội dung khắc phục điểm trừ chưa triệt để và ổn định.

"Thực tế tại TP trong những năm qua, ở đơn vị nào, người đứng đầu quan tâm đến công tác này thì công tác cải cách hành chính đơn vị đó rất hiệu quả, chất lượng dịch vụ hành chính công cung cấp cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức luôn được cải thiện không ngừng", ông Nhân nhấn mạnh.

Đưa TP vào nhóm có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

Theo ông Nhân, trong giai đoạn 2020-2025, chính quyền TP quyết tâm nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ công và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân sống trong môi trường hiện đại, xanh, sạch và an toàn, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính công. Trong đó tập trung 9 giải pháp.

Thứ nhất, hướng đến xây dựng TP thành đô thị thông minh, chính quyền điện tử gần dân, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền TP.

Thứ hai, đề ra giải pháp tự hoàn thiện để có các bước cải thiện rõ nét hơn về môi trường đầu tư, kinh doanh của TP theo hướng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đưa TP vào nhóm các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế - xã hội ở nhóm tốt nhất cả nước.

Thứ ba, đưa TP trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực về thu hút đầu tư, đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn cho người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ tư, cải thiện chất lượng cung ứng các dịch vụ công thiết yếu khác thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó, nâng cao chất lượng sống tốt của TP.

Thứ năm, tập trung xây dựng chương trình chuyển đổi số nhằm phát triển chính quyền số, kinh tế số; thực hiện chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng…

Thứ sáu, các cơ quan hành chính tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung ứng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức. Đồng thời, ban hành các chính sách để khuyến khích việc sử dụng chữ ký số và thanh toán điện tử.

Thứ bảy, rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc UBND TP và các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy trong từng nội bộ cơ quan đơn vị. Tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền các cấp.

Thứ tám, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính. Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ. 

Cuối cùng, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương để thống nhất những nội xây dựng các mô hình mới trong tổ chức bộ máy để đảm bảo cho mô hình chính quyền đô thị của TP hoạt động hiệu quả.

Đáp ứng 50-60% nhu cầu đi lại bằng giao thông công cộng của người dân TP Thủ ĐứcĐáp ứng 50-60% nhu cầu đi lại bằng giao thông công cộng của người dân TP Thủ Đức

TTO - Nghiên cứu giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50-60% nhu cầu đi lại của người dân TP Thủ Đức đến 2040, mở rộng đường sắt đô thị tại các quận hướng Đông và định hướng kéo dài tuyến metro số 1 kết nối Đồng Nai, Bình Dương.

Xem thêm: mth.22470412161010202-hnit-pac-hnart-hnac-cul-gnan-os-ihc-gnat-ed-pahp-iaig-9-ar-aud-mchpt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM đưa ra 9 giải pháp để tăng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools