Quỳnh và Nhi, hai cô con gái anh Qúy buồn rầu lật tiếc thùng sách vở ướt nhẹp nước sau lũ - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Nhưng mưa lại trắng trời miền Trung khiến tâm trạng họ thêm nặng trĩu.
Những con đường dẫn vào các thôn, xã ở huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ... vừa có chút ráo tận thì đến nay lại ngập nước. Đây là rốn lũ của Quảng Trị khi người dân phải 3 đợt chạy lũ liên tiếp trong gần 10 ngày và đang có nguy cơ đối mặt với đợt lũ thứ 4.
Tại một ngôi nhà nằm sâu trong xóm nhỏ xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, anh Lê Đăng Qúy (47 tuổi) ngồi rầu rĩ nhìn 2 tấn lúa đã thối mầm chất đống. Vợ mất để lại cho anh hai cô con gái đang tuổi đến trường và cha mẹ già, bệnh tật. Anh Qúy một mình quần quật thuê 4 mẫu ruộng trồng lúa. Vừa thu hoạch đang đợi bán thì nước nhận chìm.
Hôm lũ lên, anh cuống cuồng bồng mẹ già đang bệnh tai biến và hai con nhỏ lên tra ngồi rồi cõng cha chạy đến một nhà cao hơn xin cho ở nhờ, thế là chẳng kịp cứu lúa.
Nước rút ra sân, anh ngồi thẫn thờ nhìn hai đứa con gái Quỳnh và Nhi bới trong đống đổ nát tìm lại chồng sách vở đã mủn trong bùn.
Mọi khi lũ qua nhanh, nắng lên là có thể phơi kịp lúa, chí ít cũng bán được nửa giá cho gà. Nay đã lũ dài ngày, lại còn thêm mưa lớn. Hai tấn lúa của anh một số đã bốc mùi hôi thối, số khác mộc mầm trắng xóa.
Anh Quý buồn bã nói: "Trận lũ ni gà vịt chết hết, nhà ai cũng có lúa mọc mầm nên chừ bán 2 tấn lúa ni giá một nửa cho vịt cũng không ai mua. Trời lại mưa nữa thì thúi chắc chắn, xem như bỏ hết. Tui thì ăn chi cũng được, chỉ lo con nhỏ với cha mạ già".
Canô biên phòng tiếp tục hỗ trợ lương thực đến các hộ dân đang bị cô lập - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Thất thần chỉ tay lên vạch nước gần chạm nóc nhà còn hằn lại, bà Nguyễn Thị Thảo (56 tuổi), trú thôn Hiền Liên, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, vẫn còn nét sợ hãi dù trận lũ đã đi qua.
Cơn lũ lớn ùa về hầu như đã cuốn sạch mọi thứ từ bầy gà vịt 50 con tới chiếc tủ lạnh, cái tivi và ương hỏng hết số gạo lúa tích trữ trong nhà. Chẳng còn gì để ăn, bà Thảo bảo mấy hôm nay cả nhà chia nhau mấy gói mì cứu trợ để cầm cự qua cơn khốn khó.
Nước lũ rút nhưng trời lại mưa, bà con nơi rốn lũ lấy nước mưa giội rửa đồ đạc còn sót lại sau lũ - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Trên các đường làng, ngõ xóm, hoạt động khắc phục, dọn dẹp, vệ sinh sau lũ được tiến hành khẩn trương dưới thời tiết mưa lớn. Các lực lượng dân quân, thanh niên ra quân dọn bùn đất ngập nhà, ngập trường, đường sá.
Trong câu chuyện của bà con vẫn nhắc đến những trại nấm trị giá cả trăm triệu đồng bị lũ dập tơi tả, những ao nuôi tôm, cá phút chốc trắng tay theo lũ. Lũ đi gieo thêm những khoản nợ lớn lên người nông dân vốn quanh năm bán lưng cho trời. Nhưng họ vẫn động viên nhau còn người còn của.
Không khí dọn dẹp vệ sinh, khắc phục thiệt hại sau lũ làm vơi bớt nỗi buồn mất mát, tiếc thương ở những vùng quê nghèo nơi trận lũ khủng khiếp vừa đi qua.
47 hộ dân ngập nặng tại thôn Phú Kinh Phường, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, nhận quà cứu trợ và tiền mặt do hội đồng hương phía Nam gom góp chuyển về - Ảnh: TẤN LỰC
Những ngày này, nhiều suất quà cứu trợ từ khắp nơi đã được chuyển về phân phát cho bà con vùng lũ. Những đồng hương xa quê cũng đang hướng về khúc ruột miền Trung thân thương, các chuyến hàng, tiền cứu trợ được hội đồng hương phía Nam, phía Bắc gom góp tập hợp chuyển về cứu giúp nơi quê nhà.
Tất cả như mở ra một niềm hi vọng nơi những xóm nghèo đổ nát vì bão lũ.
TTO - Chiều muộn 15-10, báo Tuổi Trẻ cùng Tỉnh đoàn Quảng Trị đã tìm đường đưa 300 phần quà của bạn đọc vào lòng chảo Ba Lòng. Mỗi phần quà gồm gạo, cá hộp và nhu yếu phẩm cùng 200.000 đồng tiền mặt.
Xem thêm: mth.17494558061010202-aig-am-ahc-iov-ohn-noc-ol-ihc-coud-gnuc-ihc-na-iut/nv.ertiout