vĐồng tin tức tài chính 365

Những đột phá để phát triển TP.HCM

2020-10-17 11:03
Những đột phá để phát triển TP.HCM - Ảnh 1.

Đại biểu tham quan và trải nghiệm sản phẩm công nghệ cao triển lãm tại đại hội - Ảnh: TỰ TRUNG

Tuổi Trẻ trích đăng một số tham luận, là những góc nhìn về một số vấn đề nóng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh... sẽ trực tiếp tác động đến việc phát triển TP.HCM trong thời gian sắp tới.

Ông Lê Hồng Sơn (giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM):

Phải đào tạo được nhân lực trình độ quốc tế

Những đột phá để phát triển TP.HCM - Ảnh 2.

Ông Lê Hồng Sơn

Thời gian tới, TP.HCM cần định hướng xây dựng nguồn nhân lực trình độ quốc tế từ giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học sinh, tạo điều kiện để các em tham gia nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt, TP.HCM sẽ tiếp tục mở rộng thí điểm đưa nội dung trí tuệ nhân tạo đến với học sinh các trường phổ thông, bên cạnh việc đẩy mạnh học trực tuyến, hình thành kho tài nguyên học liệu số phục vụ việc tự học của học sinh.

Ngoài ra, hiện TP.HCM đang triển khai đề án "Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020 - 2035 và đại học chia sẻ.

Đây là cơ sở để các trường đại học xây dựng đề án nhằm đào tạo nhân lực có trình độ quốc tế cho 8 ngành trọng điểm là công nghệ thông tin - truyền thông, cơ khí - tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính - ngân hàng, y tế, du lịch, quản lý đô thị và đề án đại học chia sẻ.

Ông Trần Thế Thuận (giám đốc Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM):

Cần vốn, cơ chế để xây dựng công trình văn hóa xứng tầm

Những đột phá để phát triển TP.HCM - Ảnh 3.

Ông Trần Thế Thuận

Trong những năm qua, nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực văn hóa và thể thao chưa ngang tầm với các lĩnh vực kinh tế - xã hội và vị trí đặc biệt của TP.HCM. Thực tế, TP hiện đang quản lý chủ yếu là những công trình được xây dựng từ hơn chục năm qua, số lượng các công trình thể dục thể thao tính trên đầu người của TP.HCM là thấp nhất trong các TP trực thuộc trung ương (tỉ lệ khoảng 1,5 công trình/vạn dân).

Toàn TP mới chỉ có 15 công trình thi đấu đạt chuẩn quốc tế và hiện vẫn chưa có một trung tâm văn hóa, một khu liên hợp thể dục thể thao đạt tiêu chuẩn để tổ chức chương trình có quy mô lớn theo yêu cầu hội nhập quốc tế.

Trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, các dự án văn hóa và thể thao gặp khó về vốn đầu tư, UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho phép đầu tư trên 10 dự án theo hình thức xã hội hóa, đối tác công tư.

Trong đó, các dự án trọng điểm như: Trung tâm biểu diễn nghệ thuật đa năng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, các dự án trong Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc... Tuy nhiên, các dự án này hiện nay đều vướng mắc về cơ sở pháp lý vì Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định lĩnh vực văn hóa, thể thao không thuộc đối tượng được áp dụng thực hiện.

TP cần ban hành một nghị quyết chuyên đề về văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2020 - 2035 và một nghị quyết chuyên đề về thể dục thể thao giai đoạn 2020 - 2035, trong đó có phân kỳ giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Nguyễn Thanh Nhã (giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM):

Mở rộng mạng lưới xe buýt khu vực phía đông

Những đột phá để phát triển TP.HCM - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Thanh Nhã

Phát triển TP Thủ Đức là một chiến lược phát triển có tầm nhìn 20 năm, được phân chia thành 3 giai đoạn. Về giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, TP nghiên cứu giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50 - 60% nhu cầu đi lại của người dân TP Thủ Đức đến năm 2040, mở rộng mạng lưới giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn các quận hướng đông và định hướng kéo dài tuyến metro số 1 kết nối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.

Trước mắt tìm giải pháp mở rộng mạng lưới xe buýt, BRT (xe buýt nhanh) trong khu vực phía đông, gắn kết với các trung tâm phát triển, các khu dân cư mới và kết nối với tuyến metro số 1 đang hình thành.

Nâng cao tỉ lệ người sử dụng giao thông công cộng tại khu vực từ 10% lên 20% trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Phát triển mạng lưới giao thông đường thủy để điều hướng các hành lang kênh rạch lớn và kết nối với mạng lưới sông lớn.

Ngoài ra, TP xác định bộ máy chịu trách nhiệm và nhân sự chủ chốt cho dự án TP Thủ Đức, có thể theo sát dự án mà không bị gián đoạn bởi nhiệm kỳ.

Ông Huỳnh Thanh Nhân (giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM):

Đưa TP vào nhóm có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

Những đột phá để phát triển TP.HCM - Ảnh 5.

Ông Huỳnh Thanh Nhân

Trong giai đoạn 2020 - 2025, chính quyền TP quyết tâm nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ công và tạo những điều kiện tốt nhất cho người dân sống trong môi trường hiện đại, xanh, sạch và an toàn, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính công.

Trong đó hướng đến xây dựng TP thành đô thị thông minh, chính quyền điện tử gần dân, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền TP.

Đề ra giải pháp tự hoàn thiện để có các bước cải thiện rõ nét hơn về môi trường đầu tư, kinh doanh của TP theo hướng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đưa TP vào nhóm các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế - xã hội ở nhóm tốt nhất cả nước.

Mặt khác, đưa TP trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực về thu hút đầu tư, đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn cho người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Cải thiện chất lượng cung ứng các dịch vụ công thiết yếu khác thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó nâng cao chất lượng sống tốt của TP. Tập trung xây dựng chương trình chuyển đổi số nhằm phát triển chính quyền số, kinh tế số; thực hiện chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng...

Các cơ quan hành chính tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung ứng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức. Đồng thời, ban hành các chính sách để khuyến khích việc sử dụng chữ ký số và thanh toán điện tử.

Ngày 16-10, một số tỉnh đã bầu bí thư tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025

Bạc Liêu: ông Lữ Văn Hùng tái đắc cử chức vụ bí thư Tỉnh ủy.

Đồng Nai: ông Nguyễn Phú Cường tái đắc cử chức vụ bí thư Tỉnh ủy.

Tây Ninh: ông Nguyễn Thành Tâm tái đắc cử chức vụ bí thư Tỉnh ủy.

Quảng Trị: ông Lê Quang Tùng tái đắc cử chức vụ bí thư Tỉnh ủy.

Bến Tre: ông Phan Văn Mãi tái đắc cử chức vụ bí thư Tỉnh ủy.

Trà Vinh: ông Ngô Chí Cường, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, đắc cử chức vụ bí thư Tỉnh ủy.

Đắk Nông: ông Ngô Thanh Danh, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, đắc cử chức vụ bí thư Tỉnh ủy.

Bình Định: ông Hồ Quốc Dũng, phó bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, đắc cử chức vụ bí thư Tỉnh ủy.

Bình Thuận: ông Dương Văn An, phó bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, đắc cử chức vụ bí thư Tỉnh ủy.

Giới thiệu 7 cán bộ trẻ bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025Giới thiệu 7 cán bộ trẻ bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025

TTO - Trong số 72 người được giới thiệu để bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI nhiệm kỳ 2020-2025, có 7 trường hợp là đại biểu cán bộ trẻ.

Xem thêm: mth.93264728071010202-mch-pt-neirt-tahp-ed-ahp-tod-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những đột phá để phát triển TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools