Ông Nguyễn Hoàng Phúc trao thẻ đăng ký hiến tặng mô tạng tại buổi vận động "Sự sống tiếp nối" - Ảnh: THÚY ANH
Phát biểu tại buổi lễ vận động đăng ký hiến máu và hiến tặng mô tạng, do Viện Huyết học và truyền máu trung ương, Trung tâm Điều phối quốc gia về hiến ghép mô tạng và Hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc tổ chức sáng nay 17-10, ông Nguyễn Hoàng Phúc - phó giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về hiến ghép mô tạng - cho biết sau 14 năm có Luật về lấy, hiến ghép mô tạng, bộ phận cơ thể người, đến nay đã có trên 39.500 người đăng ký hiến tặng mô tạng sau khi qua đời.
Số người đăng ký đã tăng rất mạnh trong 2 năm vừa qua, sau khi một cháu bé hơn 7 tuổi qua đời do ung thư đã hiến tặng giác mạc cứu 2 người thoát khỏi mù lòa.
Điều đặc biệt, theo ông Phúc, đã có trên 5.200 ca ghép tạng từ tạng hiến tặng, cứu trên 5.200 người mắc các bệnh nan y. Con số này vượt rất xa kỳ vọng khi xây dựng luật là ghép tạng cho 1.000 người sau khi có bộ luật này.
Tuy nhiên số người mắc bệnh chờ được ghép vẫn còn rất lớn.
Tại Việt Nam hiện có 19 cơ sở y tế có đủ điều kiện thực hiện ghép tạng, trong đó có nhiều kỹ thuật đã được thực hiện thường quy như ghép thận, gan, tim, giác mạc, riêng số ca ghép phổi và chi thể có ít hơn nhưng Việt Nam cũng đang tiến đến làm chủ kỹ thuật và tiến tới thực hiện ghép tử cung.
Tại buổi vận động đăng ký hiến tặng mô tạng mang tên "Sự sống tiếp nối", đã có trên 70 người đăng ký hiến tặng mô tạng sau khi qua đời.
TTO - Tháng 7-2019, hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh ùng mẹ đến đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vì được truyền cảm hứng từ Hải An, cô bé 7 tuổi ở Hà Nội hiến giác mạc sau khi qua đời vì ung thư.
Xem thêm: mth.57683523171010202-gnat-neih-gnat-om-ohn-uuc-coud-iougn-002-5-nert/nv.ertiout