vĐồng tin tức tài chính 365

Đại lý du lịch trực tuyến 'sống' ra sao trong thời đại dịch?

2020-10-18 20:31

Đại lý du lịch trực tuyến 'sống' ra sao trong thời đại dịch?

Đào Loan

(TBKTSG Online) - Covid-19 không những khiến ngành khách sạn, lữ hành chao đảo mà còn làm cho hoạt động của các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) đình trệ theo. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, giai đoạn khó khăn này lại là cơ hội cho các OTA trong nước tiếp cận khách hàng, đối tác nhiều hơn, mở ra cơ hội phát triển trong tương lai.

Du khách tại một khu nghỉ dưỡng ở Phan Thiết. Ảnh: Đào Loan

Khách sạn 'chết', OTA cũng điêu tàn

Cho đến thời điểm này, phần lớn khách sạn vẫn chưa thể mở cửa trở lại sau dịch làm cho việc kinh doanh của các OTA cũng đình đốn theo.

Theo thông tin từ Công ty Outbox Consulting, tại thời kỳ đỉnh dịch, các chuyên gia công nghệ thông tin ghi nhận các nước chịu ảnh hưởng của Covid-19 có tỷ lệ lấp đầy phòng sụt giảm mạnh, xuống dưới 5%, kéo theo số lượng đặt chỗ của các OTA giảm mạnh.

Trong đó, nếu như hồi quí 1, lượng đặt phòng của Booking.com giảm 51% thì đến quí 2 này, lượng đặt phòng giảm đến 91%. Một trang web đặt chỗ nổi tiếng khác, Expedia cũng ghi nhận doanh thu giảm 82% trong quí 2. Tình hình kinh doanh được dự đoán là sẽ còn lâu mới có thể phục hồi, riêng tại thị trường Mỹ, nghiên cứu của McKinsey cho thấy sớm nhất là đến năm 2023, ngành khách sạn mới có thể phục hồi ngang mức trước đại dịch.

Thị trường trong nước cũng tương tự, một số nghiên cứu cho rằng, dù thị trường du lịch quốc tế có mở cửa trở lại, và người Việt đi du lịch nhiều hơn thì mảng khách sạn cũng khó có thể phục hồi vào năm 2021. Kể từ cuối tháng 1-2020, thời điểm Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam dù thị trường trong nước có vài đợt tăng trưởng trở lại nhưng tình hình chung là số lượng đặt chỗ khách sạn, đặt biệt là đặt chỗ từ kênh OTA sụt giảm rất mạnh.

Tình hình xấu đến nỗi, một số OTA nước ngoài, những "ông lớn" đang chiếm lĩnh thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam cũng phải thu hẹp hoạt động. Theo thông tin mà TBKTSG Online ghi nhận được, có nơi thậm chí đã rút hết nhân viên về nước cho nên thời gian gần đây, khách hàng đặt chỗ và khách sạn đối tác không còn nhận được sự hỗ trợ ngay tức thì như thời điểm trước dịch.

Du khách trong nước đã đi du lịch trở lại, một số OTA Việt đang tiếp tục đầu tư để phát triển sau Covid-19. Ảnh: Đào Loan

Liệu OTA có thể "vùng" lên sau dịch?

Trên thị trường du lịch thực tuyến, các OTA trong nước chỉ chiếm thị phần rất nhỏ và hầu hết đều chưa có lãi sau nhiều năm tham gia thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn kiên quyết bám trụ thị trường và thực tế trong đợt dịch lần này, một số OTA trong nước, đặc biệt là các OTA của những tập đoàn lớn đã có những chuyển đổi rất nhanh để tiếp cận với lượng khách hàng mới khi thị trường du lịch suy giảm.

Trong đó, trang ivivu.com của Tập đoàn Thiên Minh không chỉ bán các dịch vụ khách sạn, tour, combo nghỉ dưỡng mà còn chuyển sang lĩnh vực ăn uống. OTA này cung cấp combo cho bữa ăn trưa và các combo thực phẩm sơ chế cho bữa tối.

Trong khi đó, trang Gotadi.com của HG Holding lại xoay chuyển để mở rộng mạng lưới khách hàng. Từ chỗ chỉ phát triển lượng khách hàng tự đặt chỗ trực tuyến, OTA này đầu tư thêm cho mạng lưới đại lý cá nhân.

"Theo khảo sát của chúng tôi, chỉ có 7% khách hàng là có thể hoàn toàn tự tin đặt vé trực tuyến, phần lớn còn lại vẫn phải nhờ người khác hỗ trợ. Vì thế, chúng tôi phát phát triển mạng lưới đại lý cá nhân để phục vụ khách hàng tốt hơn và giúp gia tăng số lượng bán", ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch HG Holding nói.

Doanh nhân này cũng cho rằng, tình hình hiện tại tuy rất khó khăn, cũng như nhiều OTA khác, doanh số của Gotadi cũng không tốt nhưng đây lại là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

"Chúng tôi ở ngay tại thị trường Việt Nam nên có thể hỗ trợ nhanh nhất cho khách hàng và đối tác", ông nói và cho biết trong lúc các mảng khác như lữ hành, khách sạn đang tạm phải dừng đầu tư thì Gotadi vẫn được tập đoàn đầu tư mạnh mẽ để có thể phát triển tốt hơn sau dịch, kỳ vọng trong vòng 5 năm tới, đại lý du lịch trực tuyến này sẽ có thể chiếm 20% thị phần du lịch trực tuyến của Việt Nam.

Trong lần trò chuyện gần đây, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh cũng cho biết trong mùa dịch này, có những giai đoạn lượng truy cập, số lượng đặt chỗ của trang ivivu.com tăng trưởng tốt.

Trong đó, vào cuối tháng 6, doanh số của trang này tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng truy cập trong hai tháng 5 và 6 cũng tăng gấp rưỡi thậm chí gấp đôi so với cùng kỳ. "Chúng tôi vẫn đang đầu tư mạnh mẽ cho mảng này", ông nói.

Mời đọc thêm:

Việt Nam bắt đầu quảng cáo mời du khách quốc tế quay lại

TPHCM định dùng du thuyền 5 sao làm điểm cách ly y tế

Kinh doanh thua lỗ, chủ khách sạn muốn thoái vốn

TPHCM có thêm hơn 900 phòng khách sạn để cách ly y tế

Tổng thu từ khách du lịch của Việt Nam giảm 271.000 tỉ đồng

 

 

Xem thêm: lmth.hcid-iad-ioht-gnort-oas-ar-gnos-neyut-curt-hcil-ud-yl-iad/375903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đại lý du lịch trực tuyến 'sống' ra sao trong thời đại dịch?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools