vĐồng tin tức tài chính 365

Khó khăn chồng chất, hàng loạt nhà máy đường phải đóng cửa

2020-10-19 14:55

Khó khăn chồng chất, hàng loạt nhà máy đường phải đóng cửa

Nam Bình

(TBKTSG Online) - Giá đường và mức tiêu thụ giảm, năng suất diện tích mía cũng giảm mạng khiến hàng loạt nhà máy đường phải ngưng hoạt động. Riêng trong niên vụ 2019-2020, cả nước chỉ còn 29 nhà máy đường hoạt động được, đây là con số thấp nhất kể từ niên vụ 1999-2000 đến nay.

VSSA dự báo ngành mía đường niên vụ 2020-2021 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Tại hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2019-2020 giữa tháng 10 vừa qua, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đánh giá tình hình tiếp tục ghi nhận thêm một niên vụ chồng chất khó khăn.

Không đủ mía nguyên liệu

Nông dân không mặn mà với cây mía, bỏ mía không đầu tư chăm sóc hoặc chuyển đổi sang trồng cây khác dẫn đến năng suất, chất lượng và sản lượng mía đều giảm so với niên vụ trước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích trồng mía toàn quốc năm 2019 là gần 233.400 ha; giảm hơn 13% so với năm 2018. Năng suất mía bình quân toàn quốc năm 2019 đạt 65,4 tấn/ha, giảm 1,4% so với năm 2018. Kết quả là sản lượng mía năm 2019 chỉ đạt gần 15,27 triệu tấn; giảm 14,4% so với năm 2018.

Theo báo cáo của các nhà máy đường, vụ ép 2019-2020, sản lượng mía nguyên liệu tiêu thụ, đưa vào chế biến chỉ đạt hơn 7,66 triệu tấn mía. Con số này thấp so với kế hoạch dự kiến đầu vụ của các nhà máy đường là hơn 9,75 triệu tấn. Trong khi, các địa phương báo cáo rằng, sản lượng mía có thể đạt 11,2 triệu tấn.

Theo VSSA, đây là vụ có sản lượng mía tiêu thụ, đưa vào chế biến thấp nhất trong 19 vụ gần đây (tính từ khi bắt đầu ghi nhận số liệu sản xuất là vụ 1999-2000). Dẫn đến số lượng nhà máy có đủ nguyên liệu để hoạt động thấp nhất, chỉ còn 29 nhà máy đường.

Dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường, gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong phải đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả trong niên vụ mía sắp tới.

Tiêu thụ đường cũng khó khăn

Tình hình tiêu thụ đường cũng gặp khó khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh từ đầu năm 2020, giá đường bắt đầu giảm và hàng bán ra khó khăn hơn. Trong lúc đó việc nhập khẩu đường đã bùng nổ với lượng nhập khẩu rất lớn.
Trong 8 tháng đầu năm 2020, lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2019, với gần 90% là đường mía nhập khẩu từ Thái Lan.

VSSA cũng đánh giá, thị trường đường thế giới càng nổi rõ khía cạnh biến dạng và bất công bằng vì sự can thiệp của chính phủ các nước.

Cụ thể như, việc giải quyết các hồ sơ kiện trong lãnh vực thương mại đường vi phạm các nguyên tắc thương mại quốc tế lên WTO trong thời gian gần đây đều không đem lại hiệu quả cao. Các vụ kiện thường dây dưa, kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ nhiều nước đã có những can thiệp vượt ra ngoài các nguyên tắc thông thường vào thị trường đường. Hồi tháng 6 năm nay, chính phủ Ai Cập thông báo sẽ cấm nhập khẩu đường trắng trong ba tháng ngoại trừ đường cần thiết cho dược phẩm. Quyết định này được đưa ra nhằm "bảo vệ ngành công nghiệp đường quốc gia khỏi những biến động về giá đường toàn cầu".

Tương tự, trong tháng 7-2020, Bộ Nông nghiệp Kenya đã ra văn bản cấm nhập khẩu đường có hiệu lực ngay lập tức, đồng thời, đình chỉ tất cả các giấy phép kinh doanh nhằm hạn chế dòng đường giá rẻ tràn vào thị trường, vốn đã tác động tiêu cực đến nông dân.

Ngay trong khối ASEAN, dù Việt Nam nghiêm túc thực hiện hiệp định ATIGA từ đầu năm 2020 nhưng các quốc gia còn lại không hề mở cửa thị trường đường mà còn áp dụng những biện pháp khác nhau để bảo vệ thị trường riêng của mỗi nước.

Như tại Thái Lan, vụ 2019-2020, ngành đường Thái Lan phải đối phó với hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến năng suất và sản lượng mía giảm đáng kể. Năng suất đường chỉ đạt 4,76 tấn đường/ha (thấp hơn Việt Nam).

Để bảo đảm thu nhập cho nông dân trồng mía và hỗ trợ ngành đường, hồi tháng 4 năm nay, Chính phủ Thái Lan trực tiếp trợ cấp bằng cách ra nghị quyết phê duyệt dự án tài chính hỗ trợ cho nông dân trồng mía mua tư liệu sản xuất phục vụ cho vụ 2019-2020.

Theo ông Cao Anh Đương - Quyền chủ tịch VSSA, so sánh với các nước đã thực hiện cam kết ATIGA, trình độ sản xuất mía, Việt Nam hoàn toàn tương đương với các nước khác trong khu vực.

Trong khi các nước đều có cơ chế bảo vệ nông dân và ngành đường khỏi tác động tiêu cực của dòng đường giá rẻ từ thị trường quốc tế thì người nông dân trồng mía Việt Nam chưa được tạo điều kiện cạnh tranh ngang bằng với các đồng nghiệp trong khu vực.

Xem thêm: lmth.auc-gnod-iahp-gnoud-yam-ahn-taol-gnah-tahc-gnohc-nahk-ohk/006903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khó khăn chồng chất, hàng loạt nhà máy đường phải đóng cửa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools