vĐồng tin tức tài chính 365

Ấn Độ: Điểm đến mới trong chính sách 'Tân Hướng Nam' Đài Loan

2020-10-19 20:12

Tờ Taipei Times ngày 18-10 đưa tin Đài Loan đang xem xét việc thiết lập các cơ sở sản xuất quy mô lớn ở Ấn Độ như một phần trong chính sách “Tân Hướng Nam”.

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hai bên ngày càng được củng cố và tăng cường, trước mối de dọa từ Trung Quốc.

Phát biểu tại một sự kiện do Hội Nghị sĩ hữu nghị Đài Loan - Ấn Độ tổ chức tại Viện Lập pháp Đài Loan hôm 16-10, người đứng thứ hai của cơ quan đối ngoại Đài Loan Tien Chung-kwang cho biết: “Trong chính sách Tân Hướng Nam, Ấn Độ là điểm đến của các doanh nghiệp Đài Loan nhằm xây dựng cơ sở sản xuất nhờ nền dân chủ, nguồn nhân lực dồi dào và vị trí chiến lược quan trọng”.

Theo ông Tien, sự phẫn nộ đối với Trung Quốc đang gia tăng ở Ấn Độ, không chỉ vì cuộc xung đột biên giới kéo dài hàng thập niên, mà còn vì sự bành trướng của Trung Quốc ở Nam Á, sự bắt nạt đối với các nước khác và đại dịch COVID-19. 

Ông Tien nhận xét “gió đang bắt đầu thổi” trong xã hội Ấn Độ và chỉ ra rằng thành công của Đài Loan trong ngăn chặn đại dịch COVID-19 cũng như sự viện trợ y tế, trái ngược hẳn với Trung Quốc, đang nhận được sự chú ý ở Ấn Độ.

Ấn Độ: Điểm đến mới trong chính sách 'Tân Hướng Nam' Đài Loan - ảnh 1
(Từ trái sang): Nghị sĩ Đài Loan Kuan Bi-Ling, đại diện của Ấn Độ tại Đài Loan Gourangalal Das, Nghị sĩ Đài Loan Wu Yu-chin và Tổng thư ký Viện Lập pháp Đài Loan Lin Chih-chia. Ảnh: CNA

Trong bối cảnh mối quan hệ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng liên quan bế tắc biên giới ở khu vực Ladakh, các quan chức Ấn Độ cũng đang thể hiện xu hướng xoay trục sang Đài Loan như một nguồn đầu tư và công nghệ cao chiến lược.

Tại sự kiện, ông Gourangalal Das - đại diện mới của Ấn Độ tại Đài Loan – cho biết vị trí của Đài Loan trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể giúp Ấn Độ đạt được tham vọng trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu quan trọng, vào thời điểm các chuỗi cung ứng mới sau đại dịch xuất hiện.

Ông Das nhấn mạnh rằng hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ, tập trung vào phần mềm, có thể kết hợp với thế mạnh về phần cứng của Đài Loan. Bên cạnh đó, nông nghiệp thông minh, y học chính xác, đào tạo kỹ năng và tự động hóa công nghiệp sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác.

Ngoài ra, Ấn Độ và Đài Loan cũng có thể hợp tác với nhau trong việc phát triển các phương tiện năng lượng mới. 

Hôm 16-10, gã khổng lồ điện tử Foxconn Technology của Đài Loan và nhà sản xuất ô tô địa phương Yulon Group đã hợp tác trong cung cấp linh kiện và dịch vụ cho 10% ô tô điện trên thế giới trong giai đoạn năm 2025-2027.

Cũng tại sự kiện trên, các học giả Đài Loan chỉ ra khả năng Đài Loan sẽ cùng Mỹ, Ấn Độ hình thành một quan hệ đối tác ba bên trong các lĩnh vực quan trọng.  Bà Kristy Hsu - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Asean Đài Loan - cho biết mối quan hệ ấm lên giữa ba bên là tín hiệu cho những cơ hội mới đối với các doanh nghiệp Đài Loan, đặc biệt là trong ngành điện tử.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với đài India Today hôm 15-10, người đứng đầu cơ quan đối ngoại Đài Loan Joseph Wu đã ngỏ ý rằng Đài Loan sẵn sàng xem xét sáng kiến Bộ tứ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do Ấn Độ, Úc, Nhật và Mỹ dẫn đầu.

“Đài Loan có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Mỹ, Nhật và Úc, trong khi quan hệ với Ấn Độ đang ngày càng tốt hơn. Do đó, chúng tôi hy vọng rằng Đài Loan có thể bắt đầu suy nghĩ về việc làm việc với các nước trong Bộ tứ” - ông Wu nói.

Xem thêm: lmth.569449-naol-iad-man-gnouh-nat-hcas-hnihc-gnort-iom-ned-meid-od-na/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ấn Độ: Điểm đến mới trong chính sách 'Tân Hướng Nam' Đài Loan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools