Cô Hải Đường trên đường đi nhận hàng giao cho khách - Ảnh: MAI THƯƠNG
Đây là nơi được các shipper (người giao hàng) "chọn mặt gửi vàng" vì ngay trung tâm, hội tụ nhiều quán ăn, cà phê nổi tiếng. Trong số gần chục shipper ngồi chờ nhận đơn hàng hôm ấy, có mỗi Trần Thị Thu Ngân (ngụ Q.8) là con gái.
“Có hôm đơn hàng nổ liên tục, đến 9h tối tôi mới về đến nhà. Nhiều lúc tôi cũng ngạc nhiên với khả năng của mình, có lẽ do có duyên với nghề nên mới làm nổi.
Cô Trương Thị Hải Đường
Cố gắng "bào" mới có dư
"Em nói chuyện với chị, nhưng có đơn là em phải chạy đi liền đó, không nán lại được đâu. Phải tranh thủ kiếm từng đồng chị ơi!" - Ngân tâm sự.
Thu Ngân quê Phú Yên, vào Sài Gòn đã gần 2 năm. Trước kia, cô gái 21 tuổi này làm phục vụ nhà hàng. Nhưng từ khi bùng dịch, Ngân mất việc, chuyển qua làm shipper cho một ứng dụng chuyên giao thức ăn. "Thấy nghề này đang "hot" mùa dịch nên em đăng ký làm. Em giao đồ ăn cho an toàn chứ không dám chở khách. Người ta cũng không tin tay lái nữ nên mình chỉ việc đem thức ăn tới cho chắc" - Ngân cho biết lý do làm shipper.
Ngân bắt đầu công việc lúc 10h sáng mỗi ngày bằng cách bật app (ứng dụng) giao hàng của shipper lên và đậu xe ở nơi nhiều quán xá. Ngân chỉ giao hàng trong khu vực trung tâm, chủ yếu ở Q.1 và Q.3.
"Hôm nào đủ đơn thì về sớm hơn, chưa đủ thì chạy tới 9h-10h đêm" - Ngân nói đủ đơn nghĩa là ứng dụng có các mốc thưởng tương ứng với số lượng đơn hàng mà shipper đạt trong ngày và chia làm 5 mốc: 9 - 11 - 22 - 28 - 34 đơn. Và mỗi ngày, cô gái nhỏ nhắn này luôn cố đạt từ 22 đến 28 đơn, trừ chi phí ăn uống, xăng cộ, Ngân kiếm được hơn 400.000 đồng/ngày.
"Chạy tới mốc đó mới có dư, em còn phải gửi tiền về nuôi đứa em đi học. Lâu lâu được khách boa thêm 5.000-10.000 mà mình vui lắm, đỡ được đồng nào hay đồng đó. Dịch này người ta thất nghiệp nên người giao hàng nhiều, mình phải cố gắng "bào" mới sống nổi chị à!" - Ngân cho biết.
Theo Ngân, thời điểm shipper "làm ăn" được nhất là vào buổi trưa và tối. Vào những giờ cao điểm, có khi kẹt xe hoặc lạc đường nên đến trễ, Ngân bị khách trách mắng khiến cô tủi thân. "Lần nào chạy đơn em cũng trùm kín mít để người ta đừng biết mặt mũi mình. Con gái làm nghề này cực quá, đó giờ em đâu có quen cả ngày cắm mặt ngoài đường dang nắng dầm mưa, da em xuống "tone" nhiều lắm. Đợi dịch bệnh lắng xuống, em sẽ tìm công việc khác ổn định hơn" - Ngân tâm sự.
Chị Ngọc Lan nhận hàng từ quán trà sữa tại Q.Bình Thạnh để giao qua khu Thảo Điền (Q.2) cho khách - Ảnh: DIỆU QUÍ
Thích làm shipper vì giống... đi phượt
Giống Thu Ngân, chị Lê Ngọc Lan (quê Hà Nội) cũng tranh thủ "bào" đơn dù ngày nắng hay mưa. Chị Lan đến với nghề shipper hơn 1 năm nay sau khi rời ngành nghiên cứu thị trường lúc đã 43 tuổi.
Mỗi ngày giao 22 đơn hàng và không cố định khu vực, chị Lan nói mình không thấy cực. "Nhiều bạn nữ ngại chứ tôi thấy làm shipper có gì xấu hổ đâu. Tôi làm shipper một phần cũng vì thích rong ruổi ngoài đường như đi phượt, thời gian linh động, có thể đi đón con hoặc muốn nghỉ ngày nào thì nghỉ. Vả lại tôi chạy quen rồi. Bật app lên thì chạy, không thì thôi chứ cũng chẳng áp lực như làm văn phòng. Chịu khó "cày" thì cũng có dư đấy" - chị cho biết.
Chị nói thêm công việc này cũng giúp chị biết đường sá nhiều hơn, không "mù đường" như trước kia nữa nên chị đã thuyết phục chồng cho làm. Song do đã có tuổi, chị kể thi thoảng lại đau lưng, vai gáy và mau chóng... phai tàn nhan sắc so với cánh mày râu.
Với chị Lan, những lúc mưa gió lại là thời điểm chị "chạy show" liên tục vì khi ấy shipper đã nghỉ bớt, chị có nhiều đơn hơn. "Bình thường một tiếng đồng hồ được 2 đơn thì giờ được 3-4 đơn. Đôi khi phải nhìn theo hướng tích cực như thế để tiếp tục công việc, có khi làm mình mê luôn đấy" - chị cho hay.
Hồi tháng 4, chị Lan bị tông xe trong lúc giao hàng, phải nghỉ làm 4 tháng. Vừa bình phục, chị lại tiếp tục rong ruổi trên các nẻo đường giao từng món ăn ngon đến với khách. Với chị, đó vừa là mưu sinh vừa là niềm vui...
Shipper 21 tuổi Thu Ngân đậu xe trước quán trà sữa chờ “nổ” đơn - Ảnh: DIỆU QUÍ
Những kilômet vui tuổi "xế chiều"
12h trưa, trời Hà Nội mưa tầm tã. Cô Trương Thị Hải Đường, 57 tuổi, tấp vội xe vào lề đường Bà Triệu (Q.Hoàn Kiếm) trú tạm. Vừa kịp nuốt miếng bánh mì mua dở hồi sáng, điện thoại cô Hải Đường lại "ting ting" báo đơn giao hàng thứ 13 trong ngày: một suất cơm tấm sườn bì chả giao số 20 Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Quãng đường dự kiến 2km. Nữ shipper sinh năm 1963 nhanh tay choàng áo mưa, len vào làn xe đang ùn ứ để đến quán cơm.
Đưa hàng tận tay khách xong, cô Hải Đường mới thong thả kể mình làm shipper từ năm 2019, chỉ giao thức ăn trong nội thành Hà Nội. Một ngày của cô bắt đầu từ 8h sáng, trung bình 20 đơn/ngày. Những ngày mưa gió, số đơn có thể lên đến 28-30 đơn.
Thường thì nghề shipper được quan niệm dành cho những bạn trẻ, khỏe, và ít dành cho nữ bởi tiềm ẩn rủi ro, huống chi phụ nữ tuổi gần 60. Thế nên khi nhận hàng từ tay cô Hải Đường, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những vết chân chim kéo dài nơi đuôi mắt người shipper đặc biệt này.
Không chỉ mưu sinh, công việc shipper cũng giúp người phụ nữ tuổi xế chiều này khuây khỏa, bớt đau buồn vì chồng qua đời. "Tôi thấy mấy bạn trẻ chạy xe giao đồ ăn, nghĩ bụng hay là mình cũng thử. Có việc gì làm chắc là sẽ đỡ hơn. Thật ra ở độ tuổi này, tôi thấy mình trẻ đã qua, già chưa tới. Nếu cứ ở nhà phụ thuộc vào trợ cấp của các con cũng không ổn" - cô tâm sự.
Vượt qua sự ái ngại từ nơi xin việc, cô Hải Đường nhận những đơn hàng đầu tiên và "vui không khác gì đứa trẻ được quà". Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, cô lần đầu bị người ta "bom" hàng. "Đi từ cửa hàng đến nhà khách hơn 10km, tôi gọi cả 20 cuộc, không một ai nghe máy. Bối rối không biết làm gì, tôi chỉ biết đứng khóc. Nghĩ người ta sao lại làm vậy với mình!" - cô nhớ lại.
Không chỉ đối mặt với việc bị "bom" hàng, người shipper đứng tuổi còn gặp tai nạn trong lúc giao hàng. "Hôm đấy, tôi rẽ từ Trần Duy Hưng (Q.Cầu Giấy) vào ngõ, một chiếc ôtô lao thẳng vào tôi, quẹt vào đuôi xe máy làm tôi ngã, lăn ba vòng. Lần ấy không chết, nhưng đuôi xe vỡ hết cả yếm, mũ bảo hiểm của tôi nứt cả vỏ ngoài" - cô kể.
Rủi ro, cực nhọc, nhưng cô Hải Đường vẫn chọn công việc này và sẽ tiếp tục đeo đuổi nếu còn sức khỏe. "Trời cho mình khỏe ngày nào thì mình còn làm ngày ấy. Nghề này cho tôi được đi đây đó, gặp người này người kia. Trên app mà tôi nhận đơn, người ta không gọi chúng tôi là shipper, mà gọi là chiến binh. Mỗi lần mở app, tôi thấy mình như chiến binh thật. Công việc khiến tôi vui vẻ và giúp tôi mạnh mẽ hơn" - nữ shipper 57 tuổi tâm sự.
Ấm lòng khi khách hàng san sẻ
Chị Ngọc Lan nói từ lúc làm shipper đến giờ, hầu hết những khách hàng mà chị gặp đều khá dễ chịu. "Có khi tôi đang đi giao hàng thì khách nhắn tin: "Trời đang mưa lớn lắm, chị cứ từ từ đi nhé. Em chờ được!", đến nơi người ta còn boa thêm một ít. Những lúc như thế tôi vui lắm, vì cảm giác mình được chia sẻ và cảm thông" - chị tâm sự.
Sống ở huyện Nhà Bè, làm việc ở quận Thủ Đức, cô Nguyễn Hải Trường An - cán bộ trẻ Trường ĐH Kinh Tế - Luật (ĐHQG – TPHCM) cho biết nhà cách trường khoảng 30km, mỗi ngày cô đi qua 7 quận huyện (Nhà Bè, Quận 7, Quận 4, Quận 1, Quận 2, Quận 9 và Thủ Đ
Xem thêm: mth.7532428002010202-iom-gnohk-reppihs-un-gnuhn/nv.ertiout