vĐồng tin tức tài chính 365

Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam được đánh giá tích cực

2020-10-20 18:05

Nhờ những thành tích trong lĩnh vực kinh tế và phát triển nguồn lực, mới đây Việt Nam đã vươn lên thứ 12 trong xếp hạng Chỉ số quyền lực tại châu Á năm 2020. Danh sách gồm 26 quốc gia và vùng lãnh thổ được Viện Lowy - Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Australia đánh giá. Trước đó, các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới cũng đang liên tục điều chỉnh dự báo tích cực hơn về tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Việc phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả đang đặt Việt Nam ở một vị thế tốt hơn để phục hồi kinh tế. Theo World Bank, tăng trưởng ấn tượng của chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ, kết quả xuất siêu ấn tượng 17 tỷ USD sau 9 tháng, từ mặt hàng gạo cho đến sản phẩm chủ lực là điện tử đang là các chỉ báo khả quan cho triển vọng GDP có thể đạt mức 2,5 - 3% trong năm nay.

Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam được đánh giá tích cực - Ảnh 1.

Mới đây Việt Nam đã vươn lên thứ 12 trong xếp hạng Chỉ số quyền lực tại châu Á năm 2020. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

"COVID-19 thậm chí lại đang tạo ra lợi thế về xuất khẩu và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu cho Việt Nam. Hầu hết các nhà máy ở Ấn Độ, Bangladesh đang đóng cửa vì dịch. Đây là cơ hội để trong tương lai, thế giới sẽ sử dụng điện thoại sản xuất tại Việt Nam, máy tính sản xuất tại Việt Nam", ông Jacques Morisset - chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.

Có cùng nhận định về mức tăng trưởng trong năm nay, nhưng báo cáo mới đây của Fitch Solutions còn đánh giá năm sau kinh tế Việt Nam có thể bật tăng đến 8,2%. Tuy nhiên, không phải là không có rủi ro có thể kéo giảm mức dự báo lạc quan này.

Ông Jason Yek - chuyên gia Phân tích Rủi ro khu vực châu Á, Fitch Solutions cho biết: "Với độ mở lớn, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào lực cầu từ thị trường quốc tế, vốn vẫn đang gặp khó khăn kiểm soát dịch bệnh. Do đó, đà phục hồi ngành sản xuất của Việt Nam dự báo vẫn sẽ chậm lại. Chính phủ cũng cần lưu ý đến rủi ro tài khóa vì Việt Nam đang thu ít đi, chi lại nhiều để thúc đẩy nền kinh tế. Ngoài ra là rủi ro tài chính vì ngân hàng tăng thanh khoản cho doanh nghiệp, người dân quá lâu sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực, nhất là tại các ngân hàng yếu".

Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam được đánh giá tích cực - Ảnh 2.

Báo cáo mới đây của Fitch Solutions đánh giá năm sau kinh tế Việt Nam có thể bật tăng đến 8,2%. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Một rủi ro lớn cộng đồng chuyên gia quốc tế cũng đang cảnh báo là rủi ro xã hội. Theo mẫu khảo sát trên khoảng 1 triệu người tại Việt Nam của WB, 2-3% hộ gia đình đang mất toàn bộ của cải và kế sinh nhai. Việt Nam cần sớm xác định những nhóm người này là ai họ là ai, chương trình nào để giúp đỡ họ.

Làm sao để vừa ngăn chặn dịch lây lan, vừa đảm bảo điều kiện sống cho người dân, nhất là người yếu thế là điều kiện thiết yếu để đảm bảo kinh tế dần hồi phục một cách toàn diện, bền vững.

Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEANViệt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN

VTV.vn - Mặc dù năm nay chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt dương trên 2%, cả năm nay ước đạt tăng trưởng từ 2 - 3%.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.62340006102010202-cuc-hcit-aig-hnad-coud-man-teiv-et-hnik-ioh-cuhp-gnov-neirt/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam được đánh giá tích cực”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools