Doanh nghiệp dự trữ hàng hóa cung cấp cho vùng lũ
Đào Huyền
(TBKTSG Online) - Bộ Công Thương vừa yêu cầu các doanh nghiệp phân phối (đã được phân công dự trữ hàng hóa) tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá, thực hiện xuất kho, cung cấp kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho người dân. Số tiền quy đổi hàng hóa tại các tỉnh ước tỉnh gần 27 tỉ đồng.
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, doanh nghiệp tham gia kế hoạch dự trữ gồm: CoopMart Quảng Bình, Vinmart Quảng Bình, Siêu thị Thái hậu, Siêu thị Diên Hồng… với các mặt hàng như mỳ ăn liền, lương khô, gạo, nước uống đóng chai, xăng dầu, tấm lợp. Tổng hàng hóa quy đổi ra tiền là 6,7 tỉ đồng.
Tại tỉnh Quảng Trị, doanh nghiệp tham gia kế hoạch dự trữ hàng hóa gồm Công ty cổ phần - Tổng công ty Thương mại Quảng Trị, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Sài Gòn - Đông Hà với các mặt hàng mỳ ăn liền, gạo, nước uống đóng chai, muối, mắm, đồ hộp, dầu thực vật… Tổng hàng hóa quy đổi ra tiền là 13,895 tỉ đồng.
Tại tỉnh Quảng Nam, doanh nghiệp tham gia kế hoạch dự trữ là Chi nhánh Xăng dầu khu vực V tại Quảng Nam, Siêu thị Coopmart Tam Kỳ với tổng tiền hàng quy đổi là 6,496 tỉ đồng.
Đưa hàng cứu trợ đến với vùng lũ tỉnh Quảng Bình. Ảnh: TTXVN |
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh nghiệp tham gia kế hoạch dự trữ gồm Công ty TNHH MTV Lương thực Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Thái Đông Anh, Công ty TNHH Thương mại tổng hợp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Đạt… cùng các mặt hàng như mỳ ăn liền, gạo, nước uống đóng chai, muối, mắm, đồ hộp, dầu thực vật…
Đồng thời, Sở Công Thương các tỉnh chỉ đạo Ban quản lý các chợ khắc phục nhanh, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh nhanh chóng hoạt động mua bán các mặt hàng thiết yếu tại chợ; phối hợp gửi lực lượng quản lý thị trường trong công tác kiểm soát thị trường, tránh trường hợp tăng giá bất thường, đặc biệt là các mặt hàng nhu yếu phẩm.
Trong trường hợp bão số 8 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng diện rộng nằm ngoài khả năng kiểm soát, Sở Công Thương các tỉnh cần báo cáo gấp Bộ Công Thương để có phương án điều hàng ngay từ các tỉnh, doanh nghiệp phân phối lớn ở khu vực lân cận để kịp thời cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân. Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản chi đạo tăng cường kiểm soát phục vụ hàng hóa vùng lũ, không để tăng giá các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết.
Áo phao cứu sinh 'cháy' hàng trong mùa cứu trợ lũ lụt Việc nhiều tổ chức, đơn vị và các đoàn cứu trợ đặt hàng áo phao cứu sinh với số lượng lớn để ủng hộ cho các địa phương miền Trung đang bị ảnh hưởng bởi lũ lụt đã khiến mặt hàng này trong tình trạng "cháy" hàng tại TPHCM.
Phóng viên TBKTSG Online đã có cuộc khảo sát và ghi nhận thực tế tại nhiều điểm cung cấp áo phao cứu sinh lớn ở TPHCM trong ngày 21-10 nhưng đều nhận được câu trả lời đã hết hàng. Cụ thể, bộ phận bán hàng của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sang Hà (Khu công nghiệp Tân Bình, quận Tân Phú, TPHCM) cho hay mặt hàng áo phao cứu sinh của công ty đã hết hàng trong nhiều ngày qua. Hiện tại, Sang Hà chỉ còn lại phao bơi tròn và phải đến đầu tuần sau mới có áo phap để cung cấp trở lại cho các đối tác, khách hàng. Công ty vừa nhận đơn đặt hàng 1.000 chiếc áo phao cứu sinh nhưng cũng không có đủ hàng để cung cấp cho khách. Theo nhiều nhà phân phối, trước đây, áo phao cứu sinh chủ yếu được đặt hàng để cung cấp cho các hồ bơi, bến thuyền, bến đò, bãi biển… tuy nhiên trong vòng 10 ngày qua do tình hình lũ lụt ở miền Trung nên đơn đặt hàng áo phao để ủng hộ người dân vùng lũ tăng đột biến về số lượng, đơn vị phân phối không đủ hàng để cung cấp. Một nhà cung cấp sỉ và lẻ mặt hàng áo phao bơi khác là Hà My cũng cho biết cơ sở này không còn áo phao cứu sinh để bán nữa. Người đại diện của một nhóm từ thiện C. cho TBKTSG Online biết phải mất rất nhiều công sức nhóm của anh mới mua đủ 400 áo phao cứu sinh các loại tại TPHCM để chuyển ra các tỉnh bị lũ lụt ở miền Trung để chung tay giúp bà con vượt qua cơn hoạn nạn. Người đại diện này chia sẻ rằng việc mua áo phao hiện tại khó khăn tương tự như việc mua khẩu trang vào thời điểm dịch Covid-19 vừa bùng phát ở Việt Nam hồi tháng 3 năm nay. Theo thông tin TBKTSG Online ghi nhận được, áo phao đang có dấu hiệu bị làm giá trên thị trường, cụ thể, đơn hàng 100 chiếc áo phao đặt hàng tại Huế vào buổi sáng được báo giá 70-75 ngàn đồng/áo, đến chiều cùng ngày cơ sở cung cấp đã tăng lên 85 ngàn đồng/áo. Thành Hoa |
Xem thêm: lmth.ul-gnuv-ohc-pac-gnuc-aoh-gnah-urt-ud-peihgn-hnaod-/017903/nv.semitnogiaseht.www