vĐồng tin tức tài chính 365

Rớt đại học thì đã sao?

2020-10-22 10:08
Rớt đại học thì đã sao? - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ theo học tại Trường dạy nghề hướng nghiệp Á - Âu (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Với tôi, lá thư đó đem đến cho tôi niềm vui, niềm tin ở tương lai rất mãnh liệt.

“Đậu đại học hay không, không quan trọng. Quan trọng là bạn có được học với ngành mà mình yêu thích, bạn có được cháy với đam mê, ước mơ của bạn hay không mà thôi.

Năm đó tôi rớt đại học

Tôi nhớ rất rõ buổi chiều năm 2007. Tôi thuê máy vi tính có kết nối Internet ở bưu điện xã để tra cứu điểm thi của mình. Nhìn điểm thi, tôi đã tự hiểu cánh cổng đại học nó xa xôi với mình lắm lắm. 

Vâng, chỉ vì quá lo lắng, áp lực trong kỳ thi tuyển sinh đại học, tôi đã sốt li bì một tuần. Ngày ngồi ở phòng thi, đầu óc mụ mị, không tỉnh táo để phân tích đề và tôi đã "đi một dặm" khá xa cánh cổng đại học. Tuy nhiên, giây phút biết điểm thi cũng chưa bằng cái lúc thông báo mình rớt đại học cho thầy cô, bạn bè, người thân.

Với một đứa học lớp chọn, năm nào cũng lãnh khá nhiều giải thưởng về sáng tác văn, truyện ngắn, được đặc cách thi học sinh giỏi văn, đoạt giải hùng biện cấp tỉnh, lâu lâu có bài đăng báo... như tôi thì việc rớt đại học ngành báo chí thật khó chấp nhận. 

Cô giáo hỏi tôi: "Sao vậy em?", bạn bè hỏi tôi: "Thiệt hả mậy?". Cả ông ngoại mỗi khi đi đâu hay dẫn tôi theo thì hôm đó cũng nói: "Thôi đám giỗ nhà ông Tám lần này con ở nhà đi. Rớt đại học, đi tới đó người ta hỏi mình biết trả lời sao?"... 

Mọi người không cố ý nhưng những lời nói vô tình tô đậm nỗi buồn của tôi. Có những bạn sợ tôi buồn, không dám nhắc đến cụm "rớt đại học" hay "đậu đại học" trước mặt tôi.

May sao lúc đó, tôi nhận được giấy báo trúng tuyển hệ trung cấp báo chí của Trường CĐ Phát thanh truyền hình II. Tôi vui mừng thông báo với ông bà ngoại (người giám hộ tôi sau khi ba mẹ tôi ly hôn và mẹ tôi mất do tai nạn giao thông). Nhưng tôi lại phải đối đầu với một "cuộc chiến" khác.

Trung cấp thì làm được gì?

Tôi cứ ngỡ cả nhà sẽ vui mừng khi tôi sẽ theo học báo chí, ngành học mà tôi mơ ước và theo đuổi suốt từ năm học lớp 8. Từ một đứa mê báo, thích viết bài cộng tác, có thể làm phóng viên nhỏ, rồi tự lo một vài sinh hoạt phí từ nhuận bút của mình... thì việc tôi chọn học báo chí là đương nhiên. 

Nhưng đến ngày tôi sắp nhập học, bà ngoại vì quá thương tôi nên khóc: "Con chờ năm sau thi đại học, học làm cô giáo, dạy ở quê mình không phải đi đâu xa". 

Cậu tôi thì quyết liệt hơn, cũng vì lo cho tương lai của cháu gái: "Nhà đã khó khăn, có nơi tuyển đi làm, cho đi học tại chức luôn mà không chịu. Khối người học đại học rồi thất nghiệp, mày lại đi học trung cấp, ai tuyển mày?".

Thật sự lúc ấy, ở cái tuổi 18, tôi cũng không nhận định hết về đường hướng nghề nghiệp. Tốt nghiệp đại học có dễ tìm việc hơn tốt nghiệp trung cấp hay không? Tôi chỉ biết một điều là tôi được học ngành báo chí, học cách viết báo, học chụp ảnh sao cho đẹp, học phỏng vấn nhân vật thế nào, viết phóng sự thì viết làm sao... những cái mà tôi đã tự mò vào trang web của trường xem thời khóa biểu của các anh chị sinh viên và hình dung. 

Tôi thấy mình thật sự phù hợp với nội dung, chương trình học. Vậy là tôi cứ thế kéo vali lên TP.HCM để được thực hiện ước mơ của mình. Tôi nhớ lúc đó tôi còn phán câu chắc nịch: "Con học báo, con sẽ cộng tác, tự kiếm tiền đóng học phí. Rồi người ta sẽ tuyển con". Cái tuổi 18 lúc đó liều thật.

Trải nghiệm rớt đại học

Tôi chỉ mất 2 năm để tốt nghiệp trung cấp báo chí. Ở lớp trung cấp, với sự khéo léo của nhà trường và thầy cô, đám học sinh trung cấp đã có thể viết tin ngon lành khi xong học kỳ 1. Qua học kỳ 2, tôi và nhóm bạn đã có thể dựng chương trình phát thanh trực tiếp. Năm thứ hai, đứa nào đứa nấy vác máy quay ầm ầm, dựng tin, dựng phim nhanh như chớp.

Riêng tôi, tôi đã có bài đăng các báo trung ương và địa phương... với sự hướng dẫn của các anh chị trong CLB Phóng viên trẻ Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. 

Thật may mắn đối với tôi vì số tiền nhuận bút kiếm được trong thời học trung cấp, tôi có thể đóng được học phí, mua được laptop, máy ảnh phục vụ việc học..., rồi tôi được lãnh học bổng nên không phải quá ưu tư về kinh phí học tập. 

Tôi nhớ học phí năm 2007 đối với hệ trung cấp lúc đó cỡ 700.000 đồng/học kỳ, một mức học phí khá nhẹ thở đối với những đứa có hoàn cảnh khó khăn như tôi.

Học xong trung cấp, tôi thi và đậu liên thông cao đẳng. Một năm sau, tôi được nhận vào làm ở cơ quan báo chí khi tôi chưa học xong lớp liên thông cao đẳng. Trong khi làm báo, tôi tiếp tục liên thông đại học. Và giờ, tôi làm phóng viên cho báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Đồng, với tấm bằng tốt nghiệp ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) loại giỏi chuyên ngành báo chí.

Quan trọng là học ngành yêu thích

Tôi đã có đến ba lần thực tập (thực tập trước tốt nghiệp trung cấp, thực tập trước tốt nghiệp cao đẳng, thực tập trước tốt nghiệp đại học). Tôi có nhiều thời gian để vừa học vừa làm vừa nâng cấp tay nghề của mình. Mọi kết quả đều chất chứa cái thú vị, quan trọng là bạn tận hưởng nó như thế nào.

Rớt đại học đợt 1 vẫn còn nhiều cơ hộiRớt đại học đợt 1 vẫn còn nhiều cơ hội

TTO - Kết thúc xét tuyển đại học đợt 1, nhiều thí sinh dù điểm cao nhưng vẫn rớt. Năm nay các trường xét tuyển đến cuối tháng 12-2020, thí sinh cần bình tĩnh vì hiện vẫn còn nhiều cơ hội vào các ngành, trường mình yêu thích.

Xem thêm: mth.17803309022010202-oas-ad-iht-coh-iad-tor/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Rớt đại học thì đã sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools