Báo chí Mỹ đồng loạt dẫn báo cáo ngày 21/10 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ cho biết: nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi với tốc độ "khiêm tốn" trong đầu tháng 10, song có các tín hiệu "tích cực và lạc quan" hơn so với tháng trước đó.
Theo Bloomberg, nhu cầu mua nhà ổn định đã thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở tại Mỹ. Tuy nhiên, bất động sản thương mại tiếp tục xấu đi ở nhiều phân khúc, ngoại trừ kho bãi và khu công nghiệp. Các nhà hàng vừa mới được nới lỏng dịch vụ cho phép cung cấp dịch vụ ăn uống ngoài trời, giờ phải lo lắng doanh số giảm bởi khách sẽ ít ngồi ngoài khi mùa đông đến.
Những người đi bộ băng qua đường ở New York, Mỹ. (Ảnh minh họa: Bloomberg).
Trang tin Reuters cho biết thị trường việc làm Mỹ vẫn khá trái chiều. Hoạt động tuyển dụng trong các lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng ở nhiều khu vực. Song xu hướng sa thải tạm thời trở thành sa thải vĩnh viễn vẫn tồn tại. Reuters dẫn kết quả một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại khu vực Philadelphia để minh hoạ xu hướng này. Đó là số công nhân bị sa thải đi làm trở lại giảm từ 13% trong tháng 7 xuống còn 5% trong tháng 9 trong khi số bị mất việc vĩnh viễn tăng từ 6 lên 7% ở cùng thời điểm.
Để kích thích thị trường lao động, FED cam kết tiếp tục giữ mức lãi suất gần bằng 0 và duy trì lạm phát ở mức trên 2%.
Theo CNN, đến tháng 10 con số thất nghiệp vĩnh viễn tại Mỹ đã tăng lên gần 4 triệu, vẽ lên bức tranh đáng lo ngại về sự phục hồi do nhiều doanh nghiệp vẫn phải đóng cửa và cắt giảm chi phí. Mỹ sẽ mất nhiều năm mới có thể phục hồi hoàn toàn nền kinh tế như trước.
Mỹ sẽ mất nhiều năm mới có thể phục hồi hoàn toàn nền kinh tế như trước. (Ảnh: Getty Images)
CNBC trích dẫn đại diện của FED cho rằng, cần sớm có thêm nhiều biện pháp kích thích kinh tế để quá trình phục hồi kinh tế Mỹ theo mô hình chữ K được mở rộng hơn. Cứu trợ bổ sung sẽ giúp khơi thông bế tắc cho người lao động và doanh nghiệp, đặc biệt là ngành hàng không, nhà hàng, vốn chịu hậu quả nặng nề nhất từ dịch COVID-19. Lượng hành khách của các hãng hàng không Mỹ hiện vẫn thấp hơn 60% so với trước đại dịch.
Báo chí Mỹ dự báo chính quyền và quốc hội Mỹ sẽ khó đoạt được thoả thuận về gói cứu trợ mới trước ngày tổng tuyển cử 3/11. Việc chưa đưa ra được biện pháp cứu trợ mới là rủi ro rất lớn đối với triển vọng phục hồi nền kinh tế Mỹ.
VTV.vn - Gói kích thích kinh tế mới trị giá 1.800 tỷ USD Nhà Trắng đưa ra đã đem lại niềm lạc quan cho các nhà đầu tư.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.68723709032010202-not-meihk-od-cot-iov-ioh-cuhp-cut-peit-ym-et-hnik-nen/et-hnik/nv.vtv