vĐồng tin tức tài chính 365

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng giúp vượt qua khủng hoảng Covid-19

2020-10-23 15:25

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng giúp vượt qua khủng hoảng Covid-19

Vũ Yến

(TBKTSG Online) – “Hãy quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, nó là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Trải qua giai đoạn dịch Covid-19, nhìn qua các doanh nghiệp bạn bè, tôi thấy doanh nghiệp bền vững sẽ đi qua cơn bão một cách tự tin và có cơ hội phát triển lớn”.

Bà Cao Thị Ngọc Dung (ngoài cùng bên phải) tại diễn đàn nhân sự "Vươn tới tương lai". Ảnh: VY

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) chia sẻ tại diễn đàn nhân sự "Vươn tới tương lai" do công ty Le & Associates và Saigon Times Club phối hợp tổ chức vào ngày 23-10.

Theo bà Dung, kết quả kinh doanh trong mùa dịch Covid-19 tại PNJ đạt kết quả ngoài sự mong đợi. Kết quả này có được là nhờ vào việc doanh nghiệp dự đoán trước tình hình, xoay xở ngay khi chiến tranh thương mại xảy ra hồi tháng 12-2019 và dịch Covid-19 xảy ra ở Trung Quốc vào tháng 1-2020. 

“Chúng tôi dự đoán Việt Nam sẽ không tránh khỏi dịch hay ít nhất là bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh từ Trung Quốc, theo đó ban quản trị đã cùng nhau ngồi lại phân tích khó khăn, nếu bị cách ly, mình sẽ bị tác động trước thì sẽ sao. Từ đó chúng tôi thay đổi, thích ứng, lập nên một ban chỉ đạo để liên kết, giúp triển khai nhanh kế họach, quyết định, dứt khoát thay đổi tỉ trọng, thành phần của sản phẩm (thấy sản phẩm nào tốt thì tập trung); tăng tính hợp tác của nhân viên. Đối với PNJ kết quả kinh doanh vào các ngày đặc biệt như Ngày Thần tài, ngày 14-2 và 8-3 quyết định kết quả cả năm. Vì vậy, lúc này chúng tôi có những kế hoạch”, bà Dung kể lại.

Theo đó, do Covid-19 diễn ra, người tiêu dùng hạn chế tiếp xúc, hạn chế ra đường, PNJ thiết kế ứng dụng (app) bán hàng, đồng thời cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi.

Bà Dung cũng cho biết, nhờ tỉnh táo, quan sát thị trường, quan sát thông tin xã hội và ứng phó kịp thời, không đặt mình ra khỏi thời cuộc, khó khăn, xóa bỏ vách ngăn giữa các phòng ban, phối hợp giữa họ; xây dựng được phương thức lãnh đạo phẳng trong tổ chức, thông tin từ tư vấn viên lên CEO nhanh và ứng phó nhanh… nên PNJ đã vượt qua khó khăn.

Một số doanh nghiệp hay vin vào khó khăn chung, bằng lòng với khó khăn của riêng mình nhưng ở PNJ lãnh đạo không chấp nhận điều đó, không để nhân viên có tư tưởng đó mà cùng bàn bạc, cùng với nhân viên tìm hướng đi.

Theo bà, trong tất cả mọi giai đoạn, tình huống hãy nhìn thẳng vào mọi vấn đề, bình tĩnh, chấp nhận thực trạng để giải quyết nó. Hãy quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, nó là nền tảng cho phát triển bền vững, thông qua covid, nhìn qua doanh nghiệp bạn bè, doanh nghiệp bền vững đi qua cơn bão một cách tự tin và có cơ hội phát triển lớn.

Trao đổi về kinh nghiệm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ông Nguyễn Hoành Tiến, Giám đốc điều hành Seedcom cho biết, hành động và hiểu biết của công ty phải thay đổi theo làn sóng Covid-19. Theo từng làn sóng, thời kỳ của Covid-19 có những theo dõi để phản ứng và có kế hoạch chủ động. Trong đó tập trung vào các vấn đề lớn như truyền thông minh bạch với khách hàng, bảo vệ nhân viên; truyền thông về chính sách nhân sự; khôi phục kinh doanh và tinh thần, xây dựng năng lực mới, điều chỉnh khung thời gian lập kế hoạch (lập kế hoạch 3 tháng và điều chỉnh mỗi tháng nếu cần); bắt đầu triển khai kế hoạch 5 năm; triển khai năng lượng mới.

Ở góc nhìn về quản trị doanh nghiệp, quản trị con người, theo ông Tiến, Covid-19 "tiêu diệt" các bộ phận không hiệu quả nhưng lại tạo ra cớ cho những bộ phận yếu kém vin vào. Theo đó, cần có sự trao đổi thẳng thắn trong nội bộ, xây dựng tinh thần sẵn sàng, biến nỗi đe dọa thành thử thách. Trong đó, người lãnh đạo công ty cần truyền cảm hứng về sứ mệnh và mục tiêu cũng như có các biện pháp hỗ trợ về tinh thần, trao đổi thẳng thắn từ bỏ việc giữ thể diện.

“Lãnh đạo cần thẳng thắn, tập trung quyết liệt nhưng cũng cần có khả năng đồng cảm, thấu hiểu nhân viên”, ông Tiến nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện MVV, cho biết đơn vị đã từng bị phong tỏa nên khi xảy ra Covid-19 thì việc xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục là điều quan trọng. Mà để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục này việc đầu tiên là kiểm tra lại tài chính và đi đòi nợ.

Từ đây, sẽ tập trung vào các hoạt động gồm: đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ nhân viên; thay đổi hình thức tổ chức đào tạo, nắm chặt lấy khách hàng; cắt giảm chi phí; củng cố lại sản phẩm lên kế hoạch cho giai đoạn phục hồi.

“Chúng tôi xây dựng và hành động như đang trong tình huống xấu nhất, để đảm bảo công việc cho khách hàng, sử dụng công nghệ, xây dựng quy trình làm việc từ xa hay xây dựng những sản phẩm dành riêng cho giai đoạn Covid-19 để đảm bảo tiến độ công việc vẫn chạy tốt”, ông Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo ông Sơn, ba điều quan trọng rút ra để đối phó với khó khăn thời dịch bệnh đó là minh bạch và truyền thông nội bộ liên tục; vạch ra hướng đi và thực hiện, có những quick win để tạo động lực cho đội ngũ; trong nguy có cơ, nhìn nhận lại tổ chức để thay đổi theo hướng linh hoạt và tinh gọn.

“Thấu cảm một cách đơn giản là điều tôi rút ra qua đợt dịch vừa qua. Những vấn đề phát sinh như covid tạo cơ hội thay đổi cho mọi người. Nếu anh không thay đổi thì sẽ không phù hợp với tổ chức. Thay đổi như nào? Phải nhìn nhận ở việc anh có tạo ra giá trị gì cho tổ chức này hay không”, ông Sơn nói thêm.

Diễn đàn nhân sự "Vươn tới tương lai" do công ty  Le & Associates phối hợp với Mazars Vietnam và Saigon Times Club tổ chức.

Diễn đàn sẽ có 4 chủ đề chính là “Dự báo sự bất định”, “Lãnh đạo vượt khủng hoảng”, “Bí kíp thích ứng nhanh cho lãnh đạo nhân sự” và “Năng lực để đón đầu”.
Trong đó, chủ đề “Dự báo sự bất định” sẽ thảo luận những điểm sáng tối của kinh tế Việt Nam trong năm tới cũng như những thay đổi hành vi của người tiêu dùng do ảnh hưởng của đại dịch.

Chủ đề “Lãnh đạo vượt khủng hoảng” sẽ trao đổi về sự biến đổi các năng lực lãnh đạo thiết yếu giúp bản thân và tổ chức vượt qua khủng hoảng. Ở chủ đề “Bí kíp thích ứng nhanh cho lãnh đạo nhân sự”, các diễn giả sẽ phân tích những kế hoạch hành động táo bạo giúp doanh nghiệp có thể làm được việc nghe rất tréo ngoe: vừa linh động lại vừa ổn định. Và chủ đề cuối “Năng lực để đón đầu” là nơi chia sẻ những bài học kinh nghiệm và bàn luận việc phát triển năng lực cá nhân và doanh nghiệp hướng về tương lai khác lạ do đại dịch và công nghệ.

Tham gia trình bày và tham luận tại diễn đàn có các diễn giả quốc tế: tiến sĩ Joe Folkman (Zenger Folkman, Mỹ), ông Josh Williams (Skills International, New Zealand); các lãnh đạo doanh nghiệp: bà Cao Thị Ngọc Dung (PNJ), ông Nguyễn Thanh Sơn (Học viện MVV), ông Trần Sĩ Chương (Nu Advisory), bà Phạm Thị Mỹ Lệ (L&A Holdings); các giám đốc điều hành: bà Nguyễn Lan Anh (Endeavour Việt Nam), ông Nguyễn Hoành Tiến (Seedcom), ông Colin Blackwell (Enablecode); các chuyên gia nhân sự, và nhà tư vấn uy tín: ông Jack Nguyễn (Mazars Việt Nam), ông Richard Burrage (Cimigo Việt Nam), bà Đinh Kim Nhung (Masan Group), ông Richard McClellan (RMAC Advisory, LLC), bà Phan Thị Mỹ Hằng (Fico YTL Cement), bà Nguyễn Tuyết Minh (L&A), bà Phan Thị Thu Hương (Chuyên gia tư vấn). 

 

Xem thêm: lmth.91-divoc-gnaoh-gnuhk-auq-touv-puig-gnat-nen-al-peihgn-hnaod-aoh-nav/418903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng giúp vượt qua khủng hoảng Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools