vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều nhà đầu tư đang chờ Việt Nam mở cửa trở lại

2020-10-23 20:05

Nhiều nhà đầu tư đang chờ Việt Nam mở cửa trở lại

Vũ Yến

(TBKTSG Online) – Với việc là một trong số ít nền kinh tế kiểm soát dịch Covid-19 thành công và đang nỗ lực phục hồi, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến tích cực vào năm 2021. Nhiều nhà đầu tư đang chờ mở cửa trở lại để vào tìm hiểu và rót vốn; có những nhà đầu tư có ý định về mua bán và sáp nhập các công ty, nhà xưởng hiện hữu ở Việt Nam.

Các diễn giả tại diễn đàn. Cùng lạc quan nhìn về sự phục hồi sau Covid -19 của kinh tế Việt Nam vào năm 2021. Ảnh: Vũ Yến

Đây là thông tin được một số diễn giả đưa ra tại diễn đàn nhân sự "Vươn tới tương lai" tổ chức ngày 23-10 tại TPHCM.

Ông Jack Nguyễn, Phó tổng giám đốc, phụ trách phát triển quan hệ đối tác tại Mazars Việt Nam (tập đoàn quốc tế, tích hợp và độc lập, chuyên cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế và tư vấn hoạt động kinh doanh) nêu thông tin, sau khi hiệp định thương mại FTA được ký kết, dịch Covid-19 hoành hành thì sự dịch chuyển nguồn cung ứng và dây chuyền sản xuất của nhiều công ty đang ra khỏi Trung Quốc để hướng tới Việt Nam; cũng như hiệu ứng của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng từ các công ty châu Âu, Hoa Kỳ mà Việt Nam là điểm đến.

Nhưng vấn đề đặt ra là bao giờ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn trở lại để các nhà đầu tư nước ngoài vào để xem xét đầu tư.

Theo ông Jack Nguyễn, việc phục hồi nền kinh tế Việt Nam, việc các nhà đầu tư vào Việt Nam đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào việc bao giờ có vacxin Covid.

Ông cũng nêu các con số dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020. Cụ thể, GDP tăng 2.4-2.8%; Cán cân thương mại tăng 10-12%; FDI tăng 32-34%; Chỉ số Giá tiêu dung (CPI) tăng 3.5%; tăng trưởng tín dụng <5%...

Các chỉ số kinh tế chung GDP 2021 của Việt Nam theo ông chính phủ Việt Nam mong muốn 6-6,5%; các tổ chức khác iMF 7%, WB 6,8% và ADB 6,3% dự đoán.

Trả lời cho câu hỏi tại sao lại kỳ vọng vào sự phục hồi ở nền kinh tế Việt Nam chỉ sau thời gian ngắn như vậy, trong khi đại dịch Covid-19 được đánh giá là tệ hơn khủng hoảng kinh tế Mỹ 2008 – nơi nước Mỹ mất tới 5-7 năm mới phục hồi ông Jack Nguyễn chia sẻ, năm 2008 ông sống ở Mỹ và chứng kiến kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều người mất nhà, mất việc, không có tiền thuê nhà. 2008 chỉ ảnh hưởng tài chính và ảnh hưởng trực tiếp tại những nước phát triển còn Covid ảnh hưởng toàn cầu.

“Nhưng có một điều tôi hy vọng là Việt Nam phục hồi nhanh hơn vì trong những nước đã phát triển, Việt Nam đang nằm trong danh sách đầu tiên hoặc thứ 2 các nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào. Họ chỉ chờ covid hết để vào đầu tư. Bên cạnh đó, theo tôi biết tại Trung Quốc, Thượng Hải hiện không còn Covid nữa, mọi thứ đã trở lại bình thường. Dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài nhiều, mua sắm nhiều, năm nay họ không đi được, tiền đi du lịch họ mua sắm hàng hóa trong nước. theo đó hàng hóa bán nhiều, nhất là hàng hóa xa xỉ, hàng hiệu nên giờ tôi hy vọng người tiêu dùng trong nước Việt Nam không đi du lịch được thì mua sắm nhiều…”, ông Jack Nguyễn kỳ vọng.

Bà Nguyễn Lan Anh, Endeavour Việt Nam, chia sẻ, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tại diễn đàn Forbes vừa qua bà trực tiếp nghe nhiều doanh nghiệp chia sẻ cách ứng phó với khó khăn, đặc biệt các doanh nghiệp du lịch, dệt may – những ngành bị ảnh huởng nặng nề. Theo doanh nghiệp chia sẻ, họ chuyển qua may khẩu trang, tập trung kinh doanh đồ thể thao, đồ mặc nhà…

Bà Lan Anh cũng nói tới những công ty biết chuyển đổi số, tận dụng xu hướng sử dụng internet, mua online (xu hướng tăng vọt) trong mùa dịch để tồn tại, phát triển…

Ông Trần Sĩ Chương, Nu Advisory cho rằng, các doanh nghiệp cần để ý tập trung hơn vào lĩnh vực thế mạnh và đặc biệt nên có bộ phận nghiên cứu và phát triển (bộ phận A&D).

Ông Trần Bằng Việt, Tổng giám đốc Đông A Solutions nêu ý kiến, càng trong cơn hoảng loạn, doanh nghiệp nào càng to bự, nhiều chi nhánh, tài sản càng khó xoay xở, chính những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mà người chủ đồng thời là người ra được quyết sách thì quyết nhanh, xoay nhanh… nếu xoay tốt thì cơ hội tồn tại, phát triển sẽ rất lớn.

“Đây chính là cơ hội cho starup và doanh nghiệp nhỏ vượt trội, bật lên – cơ hội 30 năm có một. Covid-19 thay đổi mọi thứ, ai thích ứng được, thay đổi thì phát triển”, ông Bằng Việt nói.

Đồng tình, một số diễn giả khác cho biết Covid-19 xảy ra, doanh nghiệp đã phải năng động, thích ứng nhanh, cảm thấy chỗ nào “nhúc nhích được thì chụp lấy.

Tuy thế, chính ông Bằng Việt cũng có những lo lắng, những con số tăng trưởng hay mức độ phục hồi, ông sợ sẽ khó đạt.

Theo ông, một xã hội có khả năng kháng cự tốt hơn trước một biến cố không có nghĩa họ có khả năng nhảy vọt nhanh hơn. Theo đó, không biết có giúp Việt Nam vượt lên hay không.  

Diễn đàn nhân sự "Vươn tới tương lai" do công ty  Le & Associates phối hợp với Mazars Vietnam và Saigon Times Club tổ chức.

Diễn đàn sẽ có 4 chủ đề chính là “Dự báo sự bất định”, “Lãnh đạo vượt khủng hoảng”, “Bí kíp thích ứng nhanh cho lãnh đạo nhân sự” và “Năng lực để đón đầu”.

Trong đó, chủ đề “Dự báo sự bất định” sẽ thảo luận những điểm sáng tối của kinh tế Việt Nam trong năm tới cũng như những thay đổi hành vi của người tiêu dùng do ảnh hưởng của đại dịch. Chủ đề “Lãnh đạo vượt khủng hoảng” sẽ trao đổi về sự biến đổi các năng lực lãnh đạo thiết yếu giúp bản thân và tổ chức vượt qua khủng hoảng. Ở chủ đề “Bí kíp thích ứng nhanh cho lãnh đạo nhân sự”, các diễn giả sẽ phân tích những kế hoạch hành động táo bạo giúp doanh nghiệp có thể làm được việc nghe rất tréo ngoe: vừa linh động lại vừa ổn định. Và chủ đề cuối “Năng lực để đón đầu” là nơi chia sẻ những bài học kinh nghiệm và bàn luận việc phát triển năng lực cá nhân và doanh nghiệp hướng về tương lai khác lạ do đại dịch và công nghệ.

Tham gia trình bày và tham luận tại diễn đàn có các diễn giả quốc tế: tiến sĩ Joe Folkman (Zenger Folkman, Mỹ), ông Josh Williams (Skills International, New Zealand); các lãnh đạo doanh nghiệp: bà Cao Thị Ngọc Dung (PNJ), ông Nguyễn Thanh Sơn (Học viện MVV), ông Trần Sĩ Chương (Nu Advisory), bà Phạm Thị Mỹ Lệ (L&A Holdings); các giám đốc điều hành: bà Nguyễn Lan Anh (Endeavour Việt Nam), ông Nguyễn Hoành Tiến (Seedcom), ông Colin Blackwell (Enablecode); các chuyên gia nhân sự, và nhà tư vấn uy tín: ông Jack Nguyễn (Mazars Việt Nam), ông Richard Burrage (Cimigo Việt Nam), bà Đinh Kim Nhung (Masan Group), ông Richard McClellan (RMAC Advisory, LLC), bà Phan Thị Mỹ Hằng (Fico YTL Cement), bà Nguyễn Tuyết Minh (L&A), bà Phan Thị Thu Hương (Chuyên gia tư vấn).

 

Mời đọc thêm:

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng giúp vượt qua khủng hoảng Covid-19

 

Xem thêm: lmth.ial-ort-auc-om-man-teiv-ohc-gnad-ut-uad-ahn-ueihn/328903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều nhà đầu tư đang chờ Việt Nam mở cửa trở lại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools