Chữ tín phải đặt lên hàng đầu
Chúng ta thường nhìn nhận một người qua sự tín nhiệm, đánh giá cao về nhân phẩm của người đó. Nếu một người không thể khiến người khác tin tưởng nhân cách của mình thì dù anh ta có năng lực đến mấy cũng khó có được thành tựu lớn lao.
Có một công ty nọ cần tuyển một trợ lý tài vụ nên bộ phận nhân sự bắt đầu phỏng vấn chọn lựa các ứng cử viên ưu tú.
Mỗi ngày đều có rất nhiều người đến công ty phỏng vấn, trải qua sàng lọc kỹ lưỡng, cuối cùng chọn ra được 3 người. Nhưng cả 3 đều có năng lực tương đương, không ai thua kém ai. Điều này khiến bộ phận nhân sự rất đau đầu. Vì thế họ bèn xin ý kiến của cấp trên.
Vị Sếp bấy giờ chỉ hỏi họ một câu duy nhất: "Các bạn có thể làm gì để giúp công ty trốn 500 triệu tiền thuế?"
Lúc này, người ứng tuyển thứ nhất và thứ hai đều bảy tỏ rằng có thể làm giả hoá đơn.
Đến lượt cô gái cuối cùng, cô ngây người một lúc, sau đó trầm mặc rất lâu mới hỏi lại: "Ngài nhất định phải làm như vậy sao?".
Vị Sếp gật đầu, cô gái đó thấy vậy liền trực tiếp bước thẳng ra cửa, bày tỏ ý muốn từ bỏ cuộc phỏng vấn.
Lúc này, vị Sếp đột ngột đứng dậy tươi cười nói với cô gái: "Xin chờ chút, cô là người trung thực và có nguyên tắc nhất trong những người ứng tuyển ở đây. Chúc mừng cô đã vượt qua buổi phỏng vấn".
(Ảnh minh họa)
Sau này, cô gái trẻ ấy được thăng chức lên vị trí trưởng phòng tài vụ và được mọi người vô cùng nể phục.
Trong "Lễ ký" cũng từng nói "đức giả đắc dã", ý muốn nói rằng, người có đạo đức thì ắt sẽ có được mọi thứ.
Nhân phẩm chính là viên đá thử vàng hiệu quả nhất, cũng là lòng tin và giới hạn cơ bản nhất trong cách làm người, trong đối nhân xử thế.
Nhân phẩm nặng hơn cả vàng bạc
Có một câu chuyện ngụ ngôn khá thú vị thế này.
Thượng đế có một chiếc cân tiểu ly chuyên dùng để cân đo trọng lượng nhân phẩm. Ngài đặt một quả cân lên một bên của cân tiểu ly làm tiêu chuẩn đánh giá. Ai nặng hơn quả cân ấy thì người đó thuộc hàng thượng đẳng, còn nhẹ hơn thì thuộc hàng hạ đẳng.
Thế rồi một người đàn ông nghèo khổ bước đến, trần chuồng nhảy lên chiếc cân, trọng lượng của anh ta lớn hơn trọng lượng quả cân kia rất nhiều. Thượng đế tán dương anh: "Tốt lắm, con là người thượng đẳng."
Tiếp đó, một phú ông cũng đi đến, anh ta lo sợ mình không đủ trọng lượng sẽ bị coi là hạ đẳng bèn đeo một thắt lưng bằng vàng rất dày quanh eo, tràn đầy tự tin bước lên bàn cân.
Quả nhiên, phú ông này nặng hơn rất nhiều so với trọng lượng quả cân. Nhưng Thượng đế lại lắc đầu nói rằng: "Cậu thuộc hàng hạ đẳng".
Phú ông nghe vậy rất tức giận, bất bình với Thượng đế: "Cái cân tiểu ly này không chuẩn, gã đàn ông nghèo khổ kia chẳng có thứ gì, còn con đeo quanh người toàn là vàng, sao lại không thể nặng bằng anh ta chứ!"
Thượng đế đáp: "Chiếc cân của ta không dùng để cân đo tiền vàng mà chỉ để đo lường nhân phẩm của con người.
Không nói đến thứ khác, chỉ riêng phẩm chất của chàng trai nghèo kia đã nặng hơn cậu rất nhiều rồi. Nếu trừ đi khối lượng của lượng vàng kia, phẩm chất thực sự của cậu chẳng còn được mấy lạng".
Bởi vậy mới nói, thứ tài sản đáng quý nhất của đời người không phải là sở hữu được bao nhiêu tiền của vàng bạc mà là có được bao nhiêu thành công trong việc làm người, cũng chính là học làm người có lòng chính trực, thật thà, đáng tinh cậy.
Người có phẩm chất đạo đức tốt chính là tấm danh thiếp hoàn hảo nhất của người đó, và cũng là phong thuỷ đẹp nhất của họ.
Khánh An
Pháp luật & Bạn đọc