vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Mỹ - Âu diễn biến trái chiều mùa dịch

2020-10-25 09:51

Hoạt động kinh tế ở Mỹ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một năm rưỡi. Các doanh nghiệp dự đoán nhu cầu lớn hơn, nới lỏng những hạn chế liên quan đến đại dịch và ít bất ổn hơn sau cuộc bầu cử vào tháng 11, các cuộc khảo sát của nhà quản lý mua hàng vừa ghi nhận.

IHS Markit cho biết hôm 23/10 rằng, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp ở Mỹ đã tăng lên 55,5 điểm trong tháng 10, từ mức 54,3 trong tháng 9, mức cao nhất trong 20 tháng. Ở mảng dịch vụ, chỉ số này tăng lên 56 từ 54,6 điểm. Trong khi, PMI sản xuất đứng ở mức 53,3, tăng nhẹ so với 53,2 trong tháng 9. Chỉ số trên 50 điểm cho thấy hoạt động đang tăng lên, trong khi dưới 50 phản ánh sự suy giảm.

Các công ty Mỹ lưu ý rằng nhu cầu đã chậm lại một chút trong tháng 10, đặc biệt là từ nước ngoài. Những người trả lời cuộc khảo sát cho biết một số khách hàng vẫn đang đối phó với sự gián đoạn liên quan đến đại dịch hoặc đã trì hoãn các đơn đặt hàng mới cho đến sau cuộc bầu cử.

Nhưng điều đó không đủ để làm mờ đi triển vọng tươi sáng nói chung. Theo cuộc khảo sát, niềm tin của doanh nghiệp trong cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2018.

Người Mỹ mua sắm tại một cửa hàng Amazon Fresh mới mở ở Irvine, California. Ảnh: Zuma Press.

Người Mỹ mua sắm tại một cửa hàng Amazon Fresh mới mở ở Irvine, California. Ảnh: Zuma Press.

Chris Williamson, Nhà kinh tế trưởng tại IHS Markit, cho biết các công ty ngày càng hy vọng về triển vọng của một đợt kích thích liên bang khác, nới lỏng các hạn chế và chắc chắn hơn về tình hình chính trị. "Nền kinh tế Mỹ có vẻ đã bắt đầu quý IV với một bước tiến vững chắc", ông nhận định.

Các số liệu khác cũng cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi sau cú sốc Covid-19. Hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Doanh số bán nhà hiện hữu đã tăng 9,4% trong tháng 9, mức cao nhất trong 14 năm.

Mặc dù các dữ liệu cho thấy sản lượng đang tăng từ tháng này sang tháng khác, nhưng không rõ nền kinh tế còn cách trạng thái trước đại dịch bao xa. Các nhà kinh tế được The Wall Street Journal khảo sát kỳ vọng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 28,5% trong quý III. Điều đó thể hiện tốc độ tăng trưởng kỷ lục, nhưng sẽ không đủ để vượt qua mức giảm 31,4% ở quý II. Trong cả năm, họ cho rằng nền kinh tế giảm 3,6%.

Mỹ cũng đang chứng kiến một làn sóng bùng phát mới, nhưng số trường hợp vẫn chưa vượt qua mức cao nhất được ghi nhận vào tháng 7. Cho đến nay, các tiểu bang không áp đặt các hạn chế rộng rãi, điều này đã giúp các doanh nghiệp phục hồi.

Joshua Shapiro, Nhà kinh tế trưởng tại MFR, đánh giá các biện pháp hạn chế mới nhằm kiểm soát dịch bệnh khó có thể xảy ra. "Các chính trị gia sẽ cố gắng tránh điều đó càng nhiều càng tốt", ông nói. Theo ông, các ca nhiễm bệnh mới "sẽ phải trở nên tồi tệ hơn đáng kể so với hiện tại để có một tác động to lớn".

Bức tranh lại khác hơn ở châu Âu, nơi có sự gia tăng các ca bệnh mới dẫn đến những hạn chế mới đối với hoạt động kinh doanh. Tây Ban Nha hạn chế đi lại trong và ngoài Madrid, cấm tụ tập hơn 6 người ở thủ đô, và thắt chặt giờ hoạt động của các nhà hàng, cửa hiệu. Italy và Pháp cũng áp đặt lệnh giới nghiêm hoặc các hạn chế khác đối với các doanh nghiệp.

HS Markit cho biết, PMI tổng hợp của khu vực đồng euro đã giảm xuống 49,4 điểm trong tháng 10, từ mức 50,4 trong tháng 9. Chỉ số tháng 10 cho thấy hoạt động kinh doanh đã giảm trong tháng đầu tiên kể từ tháng 6.

Mặc dù tăng trưởng có thể sẽ trở lại nếu dịch bệnh bắt đầu giảm và các hạn chế giảm bớt, nhưng vẫn chưa rõ gián đoạn có thể kéo dài bao lâu và mất bao lâu để châu Âu trở lại mức sản lượng trước đại dịch.

Một người phục vụ dọn những chiếc ghế tại một quán bar trước giờ giới nghiêm ở Toulouse, Pháp. Ảnh: Bloomberg.

Một người phục vụ dọn những chiếc ghế tại một quán bar trước giờ giới nghiêm ở Toulouse, Pháp. Ảnh: Bloomberg.

"Những hạn chế này sẽ không chỉ kéo dài 15 ngày", Nerea Collell, quản lý 29 tuổi tại nhà hàng Toni ở Mataró, một thị trấn gần Barcelona, cho biết. "Nếu kéo dài lâu, tôi không biết chúng tôi sẽ làm gì. Tôi rất bi quan về tương lai gần", Collell nói và cho biết doanh thu đã giảm 70% kể từ khi các quy định hạn chế mới được áp dụng và nhà hàng có thể sớm phải ngưng việc thêm nhân sự.

Một cuộc khảo sát về các hộ gia đình của Ủy ban châu Âu cho thấy tâm lý người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5, thời điểm một số hạn chế được đưa ra nhằm ngăn chặn làn sóng đầu tiên của đại dịch được dỡ bỏ.

"Sự sụt giảm kép đã trở thành một kịch bản thực tế trong quý IV và niềm tin của người tiêu dùng giảm xuống chỉ làm tăng thêm những lo ngại đó", Bert Colijn, Nhà kinh tế tại ING Bank, cho biết.

Phiên An (theo WSJ)

Xem thêm: lmth.7461814-hcid-aum-ueihc-iart-neib-neid-ua-ym-et-hnik/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Mỹ - Âu diễn biến trái chiều mùa dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools