Người dân ở Seoul, Hàn Quốc, đi tiêm ngừa cúm ngày 23-10 - Ảnh: REUTERSvắcxin cúm
Hãng tin Reuters ngày 26-10 dẫn lời Bộ Y tế và Cơ quan khoa học y tế Singapore (HAS) cho biết 2 loại vắcxin bị ngừng sử dụng bao gồm SKYCellflu Quadrivalent do công ty Hàn Quốc SK Bioscience sản xuất và loại VaxigripTetra do hãng Sanofi sản xuất.
Các loại vắcxin cúm được mua cho mùa cúm 2020-2021 sẽ tiếp tục được sử dụng.
Singapore chưa phát hiện ca tử vong nào liên quan đến việc tiêm ngừa, tuy nhiên việc ngưng sử dụng 2 loại vắcxin nói trên là biện pháp phòng ngừa. HAS sẽ liên lạc với các cơ quan chức năng Hàn Quốc để nắm thông tin tiếp theo về cuộc điều tra.
Chương trình tiêm ngừa của Hàn Quốc nhằm giảm nguy cơ biến chứng do COVID-19. Seoul đã tăng số lượng vắcxin cúm đặt mua năm nay lên 20% do lo ngại "đại dịch kép" từ sự kết hợp giữa cúm và dịch COVID-19.
Đến nay, Hàn Quốc đã ghi nhận 48 trường hợp tử vong sau khi tiêm ngừa cúm. Tuy nhiên, chính quyền Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục chương trình tiêm ngừa cúm do điều tra không phát hiện liên quan trực tiếp giữa vắcxin và các ca tử vong.
Cùng ngày, nước này hối thúc người dân đi tiêm ngừa cúm bất chấp các ca tử vong.
"Việc tiêm ngừa đem lại lợi ích lớn hơn so với các tác dụng phụ, và cả Tổ chức Y tế Thế giới, các chuyên gia trong và ngoài nước đều nhất trí như vậy", Bộ trưởng Y tế Park Neung Hoo nói. Chính phủ cũng phủ nhận việc hơn 1.500 người già tử vong trong vòng 7 ngày sau khi tiêm ngừa cúm trong năm ngoái là do vắcxin.
Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc ngày càng lo ngại về sự an toàn của vắcxin cúm, nhất là sau khi hơn 5 triệu liều đã phải bị tiêu hủy vào tháng trước do không được lưu trữ trong nhiệt độ khuyến cáo.
TTO - Mỹ ghi nhận trung bình hơn 45.000 ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày, tăng 8% so với tuần trước và hơn gấp đôi so với hồi tháng 6 - khi lệnh phong tỏa được nới lỏng.