vĐồng tin tức tài chính 365

Chính quyền đô thị TP.HCM: Cần thiết và cấp bách!

2020-10-27 07:37

Chiều 26-10, Quốc hội đã thảo luận “Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM”. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thừa ủy quyền của Thủ tướng đã đọc tờ trình về nghị quyết này.

Nhiều kết quả tích cực từ thí điểm trước đó

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu: Hơn sáu năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện/quận, phường tại TP.HCM (từ năm 2009 đến 2016) đã cho thấy nhiều kết quả tích cực như: Thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, khắc phục sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp. Cùng với đó là tiết kiệm ngân sách, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước. Đồng thời phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở. Hoạt động giám sát tiếp tục được phát huy thông qua các vị đại biểu (ĐB) Quốc hội, HĐND TP, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Cùng với đó, cơ sở chính trị và pháp lý để tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM cũng đã chín muồi. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói: “Việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM là cần thiết để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM”.

Theo ông Tân, để triển khai thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM từ ngày 1-7-2021, nghị quyết của Quốc hội cần có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021 để có thời gian chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức bầu cử ĐB HĐND các cấp của TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026 và các công việc khác.

Do đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho áp dụng xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn và bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2020 để Quốc hội xem xét và ban hành nghị quyết tại kỳ họp này.

Chính quyền đô thị TP.HCM: Cần thiết và cấp bách! - ảnh 1

Vấn đề quan trọng và cấp bách

Báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày có hai loại ý kiến về việc thí điểm hay tổ chức luôn chính quyền đô thị tại TP.HCM. Một trong những cơ sở để tán thành thực hiện ngay mà không cần thí điểm là TP.HCM đã thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện/quận, phường. Kết quả thí điểm cho thấy việc không tổ chức HĐND ở quận, phường là phù hợp với mô hình chính quyền đô thị, được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP ủng hộ.

“Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để Quốc hội có thể cho phép TP.HCM được chính thức thực hiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị mới mà không cần phải tiếp tục thí điểm để bảo đảm tính ổn định, lâu dài, tạo sự yên tâm đối với các cấp chính quyền ở TP cũng như cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người dân nói chung. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Đảng về việc “không mở rộng thí điểm mô hình tổ chức mới và kiêm nhiệm chức danh”” - ông Tùng nói.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đồng tình và cho rằng: Việc đổi mới mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM là vấn đề quan trọng và cấp bách, là yếu tố có thể thúc đẩy, tạo bước chuyển lớn cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển nói chung của TP.

Nhiều đại biểu tán đồng áp dụng ngay

Thảo luận tại hội trường, đa số các ý kiến ĐB đều ủng hộ việc không thí điểm mà thực hiện luôn chính quyền đô thị tại TP.HCM như tờ trình của Chính phủ, cũng như báo cáo thẩm tra.

Các ĐB như Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu) đều tán thành với tờ trình của Chính phủ. ĐB Hòa nói việc cho phép TP.HCM hình thành chính quyền đô thị là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như mong muốn của đại đa số quần chúng nhân dân TP.HCM.

“Tôi thấy rất cần thiết hình thành chính quyền đô thị TP.HCM” - ông Hòa nói và đồng tình nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1-1-2021 để TP triển khai từ ngày 1-7-2021.

ĐB Tuấn cho rằng nghị quyết ra đời sẽ “nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bộ máy chính quyền đô thị, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công, phù hợp với đặc điểm, tính chất của một trung tâm tài chính, kinh tế, công nghệ cao của cả nước và khu vực”.

3.000 tỉ đồng là số tiền tiết kiệm được trong một nhiệm kỳ khi áp dụng tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Theo đó, TP.HCM sẽ giảm hơn 500 ĐB chuyên trách ở cấp phường và cấp quận của 17 quận không sáp nhập. Đồng thời giảm khoảng 800 vị trí việc làm khi sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức thành TP Thủ Đức. 

Ông Tuấn còn cho rằng: Việc thực hiện chính quyền đô thị tại TP.HCM sẽ “đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho quá trình đổi mới hiệu lực, hiệu quả của chính quyền đô thị”.

ĐB Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hòa) thì cho rằng đề án chính quyền đô thị tại TP.HCM được xây dựng rất công phu. Theo ĐB Thu, ưu điểm của mô hình này là bộ máy chính quyền tinh gọn khi không còn tổ chức HĐND quận, phường. Khi mọi việc đều thông qua HĐND TP sẽ giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo nhanh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Sau khi phân tích và lưu ý thêm một số vấn đề, ĐB Thu cũng tán đồng việc cho thực hiện ngay, không qua thí điểm.

ĐB Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho rằng trong quá trình xây dựng và phát triển, TP phải đối mặt với nhiều thách thức và gặp nhiều trở lực cả về thể chế lẫn liên kết và hạ tầng.

“Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở TP hiện nay chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của TP đặc biệt. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị thì việc xây dựng tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM là yêu cầu cần thiết và cấp bách” - ĐB Phương nói và đồng ý với việc thông qua nghị quyết theo trình tự rút gọn. ĐB Phương khẳng định việc này sẽ đáp ứng đòi hỏi thực tiễn khách quan của quá trình phát triển và yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn TP.HCM nói riêng và chính quyền đô thị cả nước nói chung.

Sẽ thúc đẩy thành phố phát triển

TP.HCM chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số chiếm 9% nhưng kinh tế đóng góp 22% cho nên áp lực quản lý rất lớn về mặt công việc. Về mặt cường độ kinh tế/km2, TP tạo ra khoảng 40 lần giá trị kinh tế bình quân cả nước. Như vậy, những hoạt động này phải được đáp ứng nhu cầu phát sinh, giải quyết kịp thời. Sự chậm trễ của chính quyền các cấp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Hiện nay, TP đang có năm quận mà dân số từ 500.000 cho đến gần 800.000 người/quận. Như vậy, số đầu việc phát sinh hằng ngày của cấp này rất lớn, đòi hỏi phải xử lý nhanh. Xử lý chậm các vấn đề là gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế.

Vì vậy, việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị để giúp cho quyết định nhanh hơn, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền các quận và các phường. Nếu không đáp ứng cơ chế này thì việc thay thế người này là do UBND, HĐND TP thực hiện, điều này sẽ được nhanh hơn.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân

Vì sao không thí điểm?

Tên gọi của dự thảo nghị quyết: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Tên gọi này không có từ “thí điểm” vì các lý do sau:

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 đã có hiệu lực. Trong đó quy định chính quyền địa phương ở quận, phường là cấp chính quyền địa phương (tức có HĐND và UBND), trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.

Điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định Quốc hội ban hành nghị quyết về “vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội”.

Trước đây, TP.HCM là một trong 10 địa phương thí điểm không tổ chức HĐND huyện/quận, phường. Kết thúc giai đoạn thí điểm, TP.HCM đã tổng kết việc thực hiện thí điểm và rút ra các bài học kinh nghiệm.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ LÊ VĨNH TÂN 

Giảm tầng nấc trung gian, tăng hiệu lực, hiệu quả

Đến thời điểm này, các cơ quan liên quan đều đồng ý, thống nhất chủ trương về việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM với đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và thực tiễn.

Về cơ sở thực tiễn, trước đây TP.HCM nằm trong 10 tỉnh, thành đã thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, huyện và phường từ năm 2009 đến 2016 theo Nghị quyết Trung ương 5 và các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Qua thời gian thí điểm đã cho kết quả tích cực, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Hiện nay, TP.HCM đang triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Chính quyền đô thị TP.HCM: Cần thiết và cấp bách! - ảnh 2

Do đó, khi nghị quyết này được Quốc hội thông qua thì sẽ tạo những sự thay đổi về mô hình tổ chức chính quyền. Cụ thể, TP.HCM sẽ thực hiện tổ chức mô hình một cấp chính quyền và hai cấp hành chính. Trong đó, cấp chính quyền TP có HĐND và UBND, còn quận và phường chỉ còn UBND mà không có HĐND.

Lúc này, cơ chế hoạt động tại quận và phường sẽ có sự thay đổi lớn. Theo đó, UBND quận và phường là cơ quan hành chính làm việc theo chế độ thủ trưởng.

Với cơ chế này sẽ có tác động rất tích cực bởi sẽ làm giảm cấp trung gian, khắc phục sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ. Từ đó giúp tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, tiết kiệm ngân sách, phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính năng động của người đứng đầu tại cơ quan hành chính quận và phường.

Lúc này, các quyết định hành chính từ HĐND và UBND TP sẽ được trực tiếp chuyển xuống UBND quận, phường mà không phải qua một tầng lớp trung gian là HĐND quận, phường. Vì vậy sẽ đến với người dân, doanh nghiệp kịp thời, nhanh chóng và đồng bộ.

Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM là đã thực hiện đúng định hướng chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, pháp luật của Nhà nước.

Bởi các văn bản của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đều hướng tới việc đổi mới, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Khi tổ chức chính quyền đô thị, các quyết định hành chính được tổ chức kịp thời, nhanh chóng, đặc biệt là các vấn đề về đầu tư, ngân sách, thủ tục hành chính... Các vấn đề trên sẽ do HĐND TP, UBND TP quyết định rồi chuyển cho UBND quận, phường thực hiện, đảm bảo tính xuyên suốt, kịp thời.

Đồng thời, nguồn ngân sách được tiết kiệm sau khi tinh gọn bộ máy có thể được dùng để đầu tư cho những công trình dân sinh khác tốt hơn.

Mặt khác, việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM sẽ đảm bảo, tạo được sự năng động, chủ động cho TP đổi mới cơ chế, phương thức quản lý chính quyền, phù hợp với tính chất, đặc điểm của một đô thị đặc biệt.

Đại biểu Quốc hội PHAN THỊ BÌNH THUẬN, 
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM 

Xem thêm: lmth.873649-hcab-pac-av-teiht-nac-mchpt-iht-od-neyuq-hnihc/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chính quyền đô thị TP.HCM: Cần thiết và cấp bách!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools