vĐồng tin tức tài chính 365

Xây dựng thế hệ trí thức biết giải quyết vấn đề

2020-10-27 10:18
Xây dựng thế hệ trí thức biết giải quyết vấn đề - Ảnh 1.

Bà Trương Thị Mai trao đổi với các chuyên gia, trí thức trẻ góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng - Ảnh: HÀ THANH

Các ý kiến đóng góp mong muốn Đảng cần tiếp tục quan tâm để nâng cao chất lượng lao động, đời sống người lao động; quan tâm và lắng nghe tiếng nói thanh niên.

Cường độ làm việc cao, lương chưa tương xứng

Theo bà Nguyễn Thị Như Huệ - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Giang, đời sống của đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, chuyện bảo đảm việc làm của họ còn nhiều khó khăn; cường độ làm việc cao nhưng lương và thu nhập chưa tương xứng.

"Công nhân, lao động phổ thông làm việc chỉ với mức lương khoảng 2 triệu đồng/tháng thì không đủ sống nên phải làm thêm đủ thứ. Trước mắt cần giải quyết các vấn đề bức xúc như nhà ở, nhà trẻ tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội" - bà Huệ nói.

Bà Phạm Thị Thanh Tâm, Công đoàn Dệt may Việt Nam, cho biết ngành dệt may đông lao động nhưng trình độ người lao động lại thấp, điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế, thu nhập chưa cao. 

"Đảng cần tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo việc xây dựng các chính sách về lao động, việc làm từ tiền lương tối thiểu đến các chính sách về nhà ở, khám chữa bệnh, các thiết chế cơ sở để nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ", bà Tâm phát biểu.

Bà Nguyễn Thị Minh, phó chủ tịch Công đoàn Than - khoáng sản Việt Nam, cho rằng công đoàn cần khẳng định vai trò, vị trí, ưu thế của mình trong tổ chức và hoạt động. "Cần đổi mới cơ cấu tổ chức của các cấp công đoàn theo hướng gọn nhẹ hơn về tổ chức và đơn giản hơn về các mối quan hệ giữa các cấp công đoàn" - bà Minh bày tỏ.

Cần người lao động có tri thức

Phát biểu tại hội nghị do Trung ương Đoàn tổ chức, bà Trương Thị Mai - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Dân vận Trung ương - nhấn mạnh thanh niên luôn ở vị trí là rường cột của nước nhà, được thể hiện rất rõ trong báo cáo chính trị. 

"Với các vấn đề an ninh, biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ, vai trò đóng góp của thanh niên vào giải quyết các vấn đề này như thế nào? " - bà Mai gợi ý.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, bí thư thường trực Trung ương Đoàn, nói: "Trong kỳ đại hội này, Đảng ta đã xác định định hướng lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không chỉ trong nhiệm kỳ mà cả tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 và 2045, gắn với hai cột mốc chính trị quan trọng là 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước. Trong đó, có nhiều luận điểm mới quan trọng lần đầu tiên được đề cập trong Văn kiện Đại hội của Đảng".

Quan tâm đến đề mục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, TS Trương Ngọc Kiểm, bí thư Đoàn Đại học Quốc gia, cho rằng có thể xem việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân là định hướng chiến lược quan trọng.

"Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động Việt Nam có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh, trung thực, có tư duy phê phán, óc sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng giải quyết mọi vấn đề... để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh", TS Kiểm góp ý.

Cùng quan tâm đến nội dung chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao, PGS.TS Trần Xuân Bách - phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam - góp ý trong chiến lược 10 năm tới, bên cạnh việc "kết nối" và "thu hút", cần nghiên cứu xây dựng những cơ chế và môi trường ở nhiều cấp độ như: liên quốc gia, liên ngành, liên cơ quan và giữa các nhóm, cá nhân nhà khoa học để tạo sự gắn kết đi vào chiều sâu của quá trình hợp tác - phát triển.

Phải loại trừ bằng được phe nhóm trong lãnh đạo

anh box 1

Thiếu tướng Võ Sở - Ảnh: QUANG VINH

Cũng trong ngày 26-10, Ủy ban Trung ương MTTQ VN tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Chủ tịch MTTQ VN Trần Thanh Mẫn cho biết dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII có nhiều điểm mới bên cạnh sự kế thừa các nhiệm kỳ trước, cụ thể trước đây viết là "xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh", thì dự thảo lần này mở rộng là "xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh".

Đóng góp ý kiến, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh VN, thiếu tướng Võ Sở nhận xét rằng nhiệm kỳ vừa qua công tác xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng chính quyền tiếp tục được hoàn thiện nhưng hiện tượng cán bộ, công chức vi phạm còn nhiều, điển hình là các vụ việc dẫn đến phải xử lý lãnh đạo tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng...

Thực tế này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng xây dựng Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy, đặc biệt là vai trò nêu gương của Ban Chấp hành Trung ương, của lãnh đạo chủ chốt, nhất là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, người đứng đầu cấp ủy các cấp.

"Phải loại trừ bằng được phe nhóm trong lãnh đạo, quản lý. Kiên quyết loại bỏ khỏi tổ chức Đảng những người không đủ phẩm chất từ khi đại hội hoặc trong quá trình công tác có biểu hiện xấu" - ông Võ Sở nêu kiến nghị.

Trong kinh tế, ông Sở cho rằng cơ cấu kinh tế của VN chưa hợp lý, chưa xây dựng thành công ngành công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, vẫn chủ yếu là gia công cho nước ngoài và phụ thuộc vào họ. Thu hút vốn FDI tuy tốt nhưng người lao động chủ yếu đi làm thuê, doanh nghiệp nước ngoài không chuyển giao công nghệ cho VN.

Trong khi đó, nền tảng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ vẫn chưa thể trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đề nghị định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 cần đưa công nghiệp chế tạo, chế biến lên cao hơn, trong đó quan tâm sản xuất công nghiệp nặng, hạn chế việc để lệ thuộc kinh tế nước ngoài.

"Trong phát triển kinh tế - xã hội vẫn vắng bóng con người. Dự thảo nói nhiều đến chất lượng nguồn nhân lực nhưng lại không thấy tiêu chí cho từng con người thế nào", GS Phạm Tất Dong - phó chủ tịch, tổng thư ký Hội Khuyến học VN - nhận xét.

Đề cập vấn đề này, phó trưởng Ban tuyên giáo Tổng LĐLĐ VN Vũ Mạnh Tiêm cho biết: "Đang đấu tranh để thời gian tới công nhân chỉ phải làm việc 40 giờ/tuần, có thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, tham gia học tập... Đấy mới là mục tiêu cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới".

LÊ KIÊN

Kết nối để cùng phát huy tri thứcKết nối để cùng phát huy tri thức

TTO - Trong số 5 giải nhất của chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục 2019 có chuyện đôi bạn thân cách xa nhau nửa vòng Trái đất cùng nghiên cứu một đề tài, chuyện hai thầy trò cùng nhau nghiên cứu đề tài hữu ích cho ngay địa phương mình.

Xem thêm: mth.33105601262010202-ed-nav-teyuq-iaig-teib-cuht-irt-eh-eht-gnud-yax/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xây dựng thế hệ trí thức biết giải quyết vấn đề”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools