vĐồng tin tức tài chính 365

Kiện đòi nhà lòi ra... vật chứng vụ án

2020-10-28 10:48
Kiện đòi nhà lòi ra... vật chứng vụ án - Ảnh 1.

Theo hồ sơ, ông Nguyễn Thành Công kiện ra TAND TP.HCM đòi lại căn nhà có diện tích 1.200m2 tại đường Trần Bình Trọng (P.4, Q.5, TP.HCM).

Đòi lại nhà mua từ 30 năm trước

Căn nhà này ông Công mua của ông Hồng Tồn Tường vào năm 1989, tuy nhiên Hợp tác xã (HTX) Tín dụng bưu điện (Q.5) khẳng định Công ty Bitroco do ông Công thành lập đã thế chấp căn nhà để vay tiền và không có khả năng trả nợ là 1,7 tỉ đồng.

Do vậy, tháng 12-1990 UBND Q.5 ra quyết định kê biên và thanh lý căn nhà trên. Sau đó, căn nhà được bán thanh lý cho bà Trịnh Tú Toàn.

Ông Công cho rằng mình là chủ sở hữu căn nhà nhưng hoàn toàn không biết gì về việc thanh lý này nên đi khiếu nại nhiều nơi. Năm 2008, căn nhà được cấp giấy chứng nhận cho bà Toàn, sau đó được chuyển nhượng cho nhiều người.

Đến tháng 5-2019, căn nhà được sang nhượng cho ông Nguyễn Hữu Đặng và ông Đặng ở đến nay.

Ông Công cho rằng căn nhà này vốn là tài sản hợp pháp của mình nên yêu cầu tòa án buộc ông Đặng và những người liên quan trả lại nhà; yêu cầu tòa tuyên hủy các hợp đồng mua bán giữa HTX Tín dụng bưu điện với bà Toàn cũng như các hợp đồng được xác lập sau này; hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Đặng.

Bản án sơ thẩm, do TAND TP.HCM xét xử, đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện trên của ông Công.

Bất ngờ hồ sơ căn nhà trong vụ án lừa đảo

Vụ án bị kháng cáo, hồ sơ được chuyển lên TAND cấp cao tại TP.HCM để xử phúc thẩm. Qua nghiên cứu hồ sơ, cấp phúc thẩm rất bất ngờ khi tìm ra căn nhà chính là vật chứng trong một vụ án lừa đảo.

Theo đó, hồ sơ vụ án hình sự số 915 (năm 1992) thể hiện: ông Công mua căn nhà trên của ông Tường với giá 35 lượng vàng 24K nhưng chỉ mới trả cho ông Tường 16,5 lượng vàng. Sau khi làm thủ tục mua nhà, do sơ hở của Sở Nhà đất nên ông Công đã có 3 bản chính giấy phép mua bán nhà cùng được ký ngày 4-1-1990. Để có vốn làm ăn, ông Công đã đem một bản giấy phép mua bán nhà (tạm gọi bản thứ 1) thế chấp cho HTX Tín dụng bưu điện vay 500 triệu đồng.

Sau đó, ông Công và vợ mang một bản giấy phép mua bán nhà (bản thứ 2) và tờ khai đóng thuế trước bạ thế chấp ở Ngân hàng Sài Gòn Công Thương để vay 50 triệu đồng.

Cùng thời gian này, ông Công tiếp tục mang giấy phép mua bán nhà (bản thứ 3) đến Ngân hàng Đại Nam để thế chấp vay tiền. Tuy nhiên, khi làm thủ tục thì bị Phòng công chứng TP phát hiện ông Công dùng căn nhà thế chấp nhiều nơi nên không thành.

Thời gian này, HTX Tín dụng bưu điện mời ông Công đến thanh toán công nợ nhưng ông bỏ trốn. Vì vậy, ngày 31-12-1990, UBND Q.5 mới ra quyết định kê biên và thanh lý tài sản của ông Công. Đồng thời, Công an Q.5 đã ra quyết định truy nã ông Công. Đến tháng 3-1991, ông Công bị bắt theo lệnh truy nã.

Căn nhà bán thanh lý cho bà Trịnh Tú Toàn được 875 triệu đồng. Số tiền này được dùng để giải quyết công nợ cho Công ty Bitroco gồm: trả cho HTX Tín dụng bưu điện 812 triệu, trả cho Ngân hàng Sài Gòn Công Thương 53 triệu và một số cá nhân khác.

Đồng thời, cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố ông Công hai tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" và "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân". Tuy nhiên, sau đó cơ quan điều tra cho rằng việc bán căn nhà để trả nợ coi như ông Công đã khắc phục được hậu quả nên không cấu thành tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" nữa. 

Ông Công chỉ còn bị xét xử tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân" do gây thiệt hại cho ông Tường và các chủ nợ khác. Sau khi vụ án được xét xử thì không có ai kháng cáo và kháng nghị nên bản án có hiệu lực pháp luật.

Giao dịch chỉ mới hoàn thành trên giấy

Từ hồ sơ vụ án được thu thập này, HĐXX phúc thẩm nhận định: có đủ cơ sở để xác định ông Công chưa khi nào có quyền sở hữu hợp pháp đối với căn nhà. Bởi trước tháng 4-1989 căn nhà thuộc sở hữu của ông Tường, tuy sau đó ông Tường có ký giấy chuyển nhượng cho ông Công nhưng thực tế giao dịch mới chỉ hoàn thành trên giấy tờ.

Vì vậy, căn cứ theo các quy định của pháp luật thì căn nhà được kê biên phát mãi trong vụ án hình sự để trả nợ cho các bên mà ông Công còn thiếu hoặc được xác định là vật chứng trong vụ án hình sự để xử lý khi xét xử vụ án hình sự là đúng.

Ngoài ra, hồ sơ vụ án hình sự còn thể hiện ngày 23-3-1990 ông Công ký giấy thế chấp nhà cho HTX Tín dụng bưu điện, nhưng hai ngày sau ông lại thế chấp tiếp cho Ngân hàng Sài Gòn Công Thương. Như vậy, phần trình bày của ông Công trong yêu cầu khởi kiện là sai sự thật.

Do đó, HĐXX phúc thẩm đã sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Công, chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Hữu Đặng, công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Hữu Đặng đối với căn nhà trên.

Mua nhà 17 năm mới được cấp giấy chứng nhận

Sau khi bà Trịnh Tú Toàn mua thanh lý căn nhà này thì bị ông Công khiếu nại đến nhiều cơ quan, ban ngành từ trung ương đến địa phương. Do vậy, mãi đến 17 năm sau (năm 2008) bà Toàn mới được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở.

Thuê nhà nhà nước lại chia ba để bán, xong đòi lại, rồi kiện người muaThuê nhà nhà nước lại chia ba để bán, xong đòi lại, rồi kiện người mua

TTO - Nhà của Nhà nước nhưng người thuê ngăn ra thành 3 căn bán cho 3 người khác sử dụng ổn định hơn 20 năm nay, dẫn đến nhiều rắc rối pháp lý từ các chủ sử dụng nhà này.

Xem thêm: mth.51330652272010202-na-uv-gnuhc-tav-ar-iol-ahn-iod-neik/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kiện đòi nhà lòi ra... vật chứng vụ án”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools