vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗ lực khơi thông dòng vốn ‘cứu’ SMEs những tháng cuối năm

2020-10-28 16:45

Nỗ lực khơi thông dòng vốn ‘cứu’ SMEs những tháng cuối năm

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Áp lực kinh doanh trong "năm Covid-19" ngày càng đè nặng lên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làm thế nào để khơi thông dòng vốn từ ngân hàng thương mại để hỗ trợ nhóm các doanh nghiệp dễ bị tổn thương trong 2 tháng cuối của “năm Covid-19”?

Gói hỗ trợ Covid-19 lần 2 phải 'trúng đích' hơn gói 1

Hạ điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được gói vay hỗ trợ 16.000 tỉ

Tín dụng tháng 9 tăng mạnh, chỉ báo lạc quan cho thị trường TPHCM?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: đối tượng dễ tổn thương

Báo cáo cập nhật của NHNN cho thấy tính đến 30-9, tín dụng lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tăng khoảng 5,5%, trong khi tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 7%, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 5%. Tốc độ tăng trưởng này vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân chung của nền kinh tế là 6,09%.

Tại thị trường TPHCM, theo thống kê, tính đến cuối tháng 9, dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 127.988 tỉ đồng, chiếm hơn 75,4% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên.

Chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp và đóng góp đến 40% GDP nhưng nhóm SMEs là đối tượng dễ bị tổn thương dưới tác động của dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp không chỉ thu hẹp sản xuất, giảm lao động mà còn tạm ngừng hoạt động, thậm chí đóng cửa do nguồn lực tài chính, nhân lực và điều kiện thị trường.

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, có khoảng 33,4% doanh nghiệp trong khảo sát cuối tháng 9 phải thực hiện các biện pháp cắt giảm lao động trong 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ. Con số này tăng lên khoảng 36,4% vào cuối năm. Trong khi đó, có khoảng 66,6% doanh nghiệp đã và đang áp dụng các giải pháp để ứng phó với tác động của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 khi ngân hàng "siết" hầu bao. Ảnh:VD.

Chờ gói chính sách mới

Ngoài việc buộc phải thực hiện các giải pháp “tự cứu” lấy bản thân, các SMEs thực tế còn mong chờ nhiều vào các gói chính sách “giải cứu” từ phía chính phủ và hệ thống ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, việc nhận được sự hỗ trợ trên thực tế còn khá khiêm tốn. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê vào cuối quí 3 vừa qua, tỷ lệ doanh nghiệp đã được nhận hỗ trợ trên tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát là 17,9%; trong đó, có 4,0% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ liên quan đến chính sách lao động và bảo hiểm xã hội.

Về phía cơ quan quản lý, những gói chính sách đã công bố vẫn chưa thực sự phát huy hết tác dụng, được nhiều chuyên gia trước đây nhận định rằng “bắn tên mà không trúng đích”, do chưa đủ, chưa nhanh và chưa đúng đối tượng.

Tuy nhiên, đa phần các gói hỗ trợ đưa ra ở thời điểm Covid-19 đang “hoành hành” đợt đầu tiên trên toàn quốc, với lần giãn cách xã hội vào tháng 4. Đến thời điểm này, khi áp lực Covid-19 đã giảm bớt, đây sẽ là thời điểm thích hợp để giới quản lý tập trung vào các gói chính sách mới hơn và có sức mạnh hơn.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ cũng cần phải chú ý đến nhóm doanh nghiệp dễ tổn thương như SMEs, vì khả năng tiếp cận nguồn vốn không thể nào bằng các doanh nghiệp lớn đã có nền tảng nhất định.

Trên thực tế, mới đây Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) vừa công bố điều kiện phê duyệt mới để doanh nghiệp vay vốn trong gói hỗ trợ trả lương cho người lao động quy mô 16.000 tỉ đồng. Với thiết kế chính sách trước đó không phù hợp, cho đến nay vẫn chưa doanh nghiệp nào tiếp cận được khoản vay  hỗ trợ này.

Về phía các ngân hàng thương mại, từ khi Covid-19 bắt đầu bùng phát, các tổ chức tín dụng đều rất thận trọng trong thời gian đầu để đánh giá mức độ ảnh hưởng và đưa ra giải pháp hỗ trợ, chủ yếu ở phương án giảm lãi suất và giữ nguyên nhóm nợ. Sau đó, đồng loạt các tổ chức tín dụng công bố những gói vay với lãi suất ưu đãi so với trước.

Tuy nhiên, trên thực tế thì các doanh nghiệp cho biết vẫn rất khó để tiếp cận dòng vốn từ những gói vay này. Các ngân hàng thương mại cũng có lý do riêng là chấp nhận “phòng thủ” nợ xấu trong tương lai, thậm chí có thể kéo dài hết năm sau. Đại diện NHNN cũng nhiều lần lên tiếng về việc không thể hạ chuẩn cho vay dù là lý do Covid-19.

Thay vào đó, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp để giảm chi phí vốn cho các ngân hàng, từ động thái ba lần giảm lãi suất điều hành, cho đến lùi một năm việc áp dụng tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, vì lo ngại về khả năng cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, NHNN cũng thúc đẩy NHNN ở các chi nhánh tăng cường triển khai hoạt động kết nối ngân hàng-doanh nghiệp ở địa phương, bên cạnh việc giảm chi phí vốn cho ngân hàng.

Tín dụng tháng 9 ghi nhận con số tăng trưởng được đánh giá là tích cực nhất trong 3 quí đầu năm. Các khảo sát thống kê cũng cho thấy sự lạc quan hơn ở cả phía doanh nghiệp và cả phía ngân hàng. Nhìn chung, kịch bản lạc quan là nhu cầu tín dụng sẽ quay trở lại trong hai tháng cuối năm, thương mại được thúc đẩy trở lại và kinh tế được phục hồi theo hình chữ V.

Tuy nhiên, kết quả lạc quan này không chỉ đến từ việc ngân hàng khơi thông dòng vốn, mà chính bản thân các doanh nghiệp phải chủ động tìm cách thích ứng với thị trường và các điều kiện kinh doanh mới, chưa bao giờ thay đổi nhanh và nhiều như trong “năm Covid-19” này.

Khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp SMEs mùa cuối năm

Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp mùa cuối năm, Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp cùng Ngân hàng Bản Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến (livestream) mang tên “Khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp SMEs mùa cuối năm”. Những vị khách mời uy tín sẽ giải đáp các thắc mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về dòng vốn khi mùa kinh doanh quan trọng của năm đang đến gần.

Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 29 tháng 10 năm 2020. Quý bạn đọc có thể theo dõi chương trình livestream và đặt câu hỏi tại Fanpage Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Fanpage Ngân hàng Bản Việt và báo điện tử Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.

Có mặt tại buổi tọa đàm ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM sẽ nêu lên những khó khăn của doanh nghiệp tại TPHCM. Những cơ chế, chính sách mà doanh nghiệp cần được hỗ trợ để tăng trưởng trở lại trong tương lai.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM sẽ giải đáp các câu hỏi về các chính sách ưu đãi của NHNN về vốn, lãi suất, tái cơ cấu nợ...từ đầu năm đến nay và nguồn vốn mà các ngân hàng trên địa bàn cho doanh nghiệp trong mùa kinh doanh cuối năm.

Ở góc độ một ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Thành Nhân – Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng Bản Việt sẽ chia sẻ cụ thể hơn về các gói vay hỗ trợ cho doanh nghiệp để vượt qua khó khăn và có nguồn vốn phát triển cuối năm nay, đầu năm sau. Ông Nhân cũng chia sẻ thêm cách thức mà ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp trong quản lý tài chính, để kiểm soát tốt dòng tiền.

 

Xem thêm: lmth.man-iouc-gnaht-gnuhn-sems-uuc-nov-gnod-gnoht-iohk-cul-on/500013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗ lực khơi thông dòng vốn ‘cứu’ SMEs những tháng cuối năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools