vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất 3 tháng, một số mã BĐS vẫn tăng mạnh

2020-10-29 06:30

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 28/10 biến động theo kịch bản hết sức tiêu cực. Thị trường khởi đầu với sự hồi phục đáng kể ở nhiều cổ phiếu trụ cột và điều này giúp các chỉ số có được sắc xanh. Tuy nhiên, áp lực bán vẫn lớn và tiếp tục đẩy thị trường vào sắc đỏ nhưng mức giảm đều không quá sâu.

Tâm điểm diễn ra vào giữa phiên chiều khi lực bán giá thấp ồ ạt xuất hiện, điều này khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn lao dốc, trong đó rất nhiều mã có mức giảm trên 3%. BVH giảm 6,6% xuống 49.500 đồng/cp, HDB giảm 6,3% xuống 23.000 đồng/cp, GVR giảm 5% xuống 13.400 đồng/cp, PNJ giảm 4,9% xuống 66.000 đồng/cp, MWG giảm 4,5% xuống 105.000 đồng/cp. Thậm chí cả 3 cổ phiếu nhóm Vingroup là VIC, VHM và VRE đều giảm sâu.

Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất 3 tháng, một số mã BĐS vẫn tăng mạnh
Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index. Nguồn: Fialda.

Chính việc nhóm vốn hóa lớn lao dốc đã nới rộng đà giảm của các chỉ số, hai chỉ số chính là VN-Index và HNX-Index đều đóng cửa với mức thấp nhất phiên, trong đó, VN-Index có mức giảm mạnh nhất kể từ đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 2 hôm 29/7.

Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất 3 tháng, một số mã BĐS vẫn tăng mạnh
Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến HNX-Index. Nguồn: Fialda.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 25,42 điểm (-2,69%) xuống 921,05 điểm. Toàn sàn có 66 mã tăng, 365 mã giảm và 46 mã đứng giá. HNX-Index giảm 3,09 điểm (-2,25%) xuống 134,04 điểm. Toàn sàn có 47 mã tăng, 106 mã giảm và 46 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,67 điểm (-1,06%) xuống 62,73 điểm.

Tại nhóm cổ phiếu bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ, sắc đỏ áp đảo hoàn toàn, trong đó, OGC và BII đều bị kéo xuống mức giá sàn. Bên cạnh đó, CCL giảm đến 6,9% xuống 7.320 đồng/cp, ASM giảm 6,1% xuống 27.000 đồng/cp, VCR giảm 5,4% xuống 17.600 đồng/cp, ITA giảm 5,3% xuống 4.450 đồng/cp, SCR giảm 4,9% xuống 5.800 đồng/cp, HAR giảm 4,3% xuống 4.020 đồng/cp.

Dù thị trường lao dốc mạnh nhưng vẫn có khá nhiều cổ phiếu bất động sản thanh khoản cao biến động tích cực, như TNT tiếp tục được kéo lên mức giá trần và dư mua giá trần đến hơn 460 triệu đơn vị. FLC tăng 6,7% lên 4.300 đồng/cp. Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã bán toàn bộ 1,24 triệu cổ phiếu GAB, tương ứng 8,99% vốn điều lệ nắm giữ tại đơn vị này. Một số cổ phiếu bất động sản đáng chú ý khác cũng tăng tốt có PDR, TIG, KBC, NLG hay HPX.

Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất 3 tháng, một số mã BĐS vẫn tăng mạnh
Các cổ phiếu có giá trị mua (bán) ròng của khối ngoại lớn nhất. Nguồn: Fialda.

Thị trường lao dốc mạnh đi kèm thanh khoản rất cao, tăng so với phiên trước đó và hơn mức trung bình 20 phiên với giá trị giao dịch đạt 10.057 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch 524 triệu cổ phiếu, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm 971 tỷ đồng. Trong top 10 mã khớp lệnh mạnh nhất thị trường, có đến 3 cổ phiếu bất động sản là FLC, ITA và VRE, với FLC khớp lệnh 16,7 triệu cổ phiếu, ITA và VRE khớp lệnh lần lượt 12,4 triệu cổ phiếu và 10,4 triệu cổ phiếu.

Khối ngoại vẫn giao dịch tiêu cực khi bán ròng đến 474 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, MSN vẫn là mã bị bán ròng mạnh nhất với giá trị lên đến hơn 303 tỷ đồng. Các cổ phiếu bất động sản như VRE, VIC và NVL đều bị bán ròng mạnh. Ngược lại, VHM và DXG là 2 mã nằm trong top mua ròng của khối ngoại với giá trị lần lượt 19 tỷ đồng và 10 tỷ đồng.

Theo Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), VN-Index giảm phiên thứ ba liên tiếp với mức giảm mạnh và thanh khoản gia tăng vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy áp lực bán ra trong phiên hôm 28/10 là thực sự mạnh. Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn trong khoảng 930 - 935 điểm (MA20) trong phiên hôm qua, qua đó mở ra dư địa giảm tiếp theo với ngưỡng hỗ trợ trung hạn quanh 910 điểm (MA10). Khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị khoảng 480 tỷ đồng trên hai sàn là một diễn biến tiêu cực cần lưu ý. Tuy nhiên, trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 11 vẫn duy trì mức basis dương 7,02 điểm so với chỉ số cơ sở VN30, cho thấy các nhà giao dịch trên thị trường phái sinh kỳ vọng thị trường cơ sở sẽ sớm hồi phục trở lại.

SHS dự báo, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm về ngưỡng hỗ trợ quanh 910 điểm (MA50) trước khi cho phản ứng hồi phục từ đây. Những nhà đầu tư đã bắt đáy thăm dò một phần tỷ trọng danh mục trong vùng 930 - 935 điểm (MA20) trong phiên 28/10 nên tiếp tục quan sát thị trường, có thể giải ngân thêm một phần danh mục nữa nếu thị trường có nhịp giảm về quanh ngưỡng hỗ trợ trung hạn quanh 910 điểm (MA50).

Còn theo phân tích của Chứng khoán MB (MBS), thị trường điều chỉnh sang phiên thứ ba liên tiếp với mức thanh khoản lớn tạo mẫu hình kỹ thuật không tích cực. Nguyên nhân thị trường điều chỉnh trong 3 phiên vừa qua không có gì mới ngoài áp lực chốt lời của nhà đầu tư. Thị trường hiện đang ở vùng rủi ro và biến động mạnh, nhà đầu tư không nên bắt đáy, hạ đòn bẩy, đưa margin về mức thấp.

Xem thêm: lmth.2841165883061-hnam-gnat-nav-sdb-am-os-tom-gnaht-3-tahn-hnam-maig-man-teiv-naohk-gnuhc/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất 3 tháng, một số mã BĐS vẫn tăng mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools