- Bám sát thực tiễn, kịp thời tư vấn cho Đảng, Nhà nước xử lý các vấn đề nổi cộm về lý luận, phê bình văn nghệ
- Nguy cơ dung tục hóa phê bình văn nghệ
- Để lý luận, phê bình văn nghệ gắn bó với sáng tác
Phê bình văn nghệ chính là hoạt động đánh giá, thẩm định của người đọc, công chúng về các vấn đề văn học, các hiện tượng, các sự kiện văn học đã và đang diễn ra trong đời sống văn học.
Thế kỷ XIX, Belinxki coi phê bình là "mỹ học vận động". Chính vì vậy, phê bình văn học luôn song hành cùng với nhà văn để đánh giá, tôn vinh, điều chỉnh, dự báo sáng tác phù hợp với sự phát triển của đời sống văn học nghệ thuật. Đối với người đọc, công chúng - phê bình có chức năng là hướng dẫn, định hướng, xây dựng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng.
Nhà văn và công chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng có vai trò quan trọng trong sáng tạo của nhà văn; xây dựng thị hiếu công chúng văn học tích cực, lành mạnh. Vì vậy, nếu thiếu phê bình văn học thì không thể có đời sống văn nghệ hoàn chỉnh.
Trong hoạt động nghệ thuật, mỗi loại hình đều có công chúng riêng và hình thành thị hiếu thẩm mỹ khác nhau. Công chúng văn học là một khái niệm rộng bao gồm trong đó có người đọc, người thưởng thức, người nghe, người xem (qua phương tiện nghe nhìn; người sử dụng văn bản, xuất bản, phát hành, truyền bá sản phẩm) quan tâm tới văn học. Công chúng văn học ở mỗi giai đoạn đều gắn với thời đại, lịch sử khác nhau. Họ có thể là công chúng đơn thuần (công chúng lao động, bình dân) hay công chúng "đặc tuyển" là giới văn nhân, trí thức, hay người đọc đặc biệt (là các nhà lý luận, phê bình).v.v…
Dù ở cương vị nào thì họ - công chúng đọc luôn mong muốn được đọc, trải nghiệm và khám phá những tác phẩm có giá trị cao. Xét ở góc độ xã hội học văn học, công chúng văn học được nhìn nhận như "một yếu tố xã hội", vì thế, nếu tìm hiểu công chúng từ góc nhìn thị hiếu thẩm mỹ là "... Việc nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ công chúng là để phục vụ và hướng dẫn công chúng. Công chúng văn học là một cộng đồng tự điều chỉnh được, nhưng muốn cho văn học phát triển nhanh và đạt kết quả xã hội cao, cần phải có tác động tích cực của nhà phê bình đối với cả hai phía công chúng và độc giả" .
Phê bình văn học hiện đại - cần có những bước đột phá - ảnh mang tính minh họa. |
Thực tiễn văn học Việt Nam đương đại cho thấy: Thị hiếu thẩm mỹ của công chúng có sự phân hóa đa dạng, đa chiều sâu sắc trên nhiều bình diện: Từ bình diện môi trường văn hóa xã hội đến bình diện tâm lý, lứa tuổi, nghề nghiệp; từ phương thức tiếp nhận đến sự thay đổi hệ giá trị.v.v... trong đó, hoạt động phê bình đã có tác động tích cực tới thị hiếu thẩm mỹ của công chúng.
Trước sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, hoạt động phê bình văn học cũng trở nên đa dạng và chủ động trong việc thẩm định giá trị tác phẩm. Sự xuất hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá tác phẩm văn học trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; trên các diễn đàn văn học nghệ thuật; các hội thảo khoa học, tọa đàm khoa học cùng xoay quanh nhiều vấn đề quan trọng của văn học đã thể hiện vai trò quan trọng, tích cực của lực lượng phê bình trong việc xây dựng thị hiếu công chúng văn học. Một số tạp chí nghiên cứu, lý luận, phê bình ra đời trở thành một kênh thông tin chính thống, hữu ích phục vụ đời sống văn học và phục vụ nhu cầu, thị hiếu của công chúng.
Tuy nhiên, từ góc độ người đọc - công chúng văn học, hoạt động lý luận, phê bình lại chưa được chú ý đúng mức. Công chúng được đọc, xem, nghe nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật nhưng lại ít được hướng dẫn, phân tích, định hướng cụ thể. Trong xu thế hiện đại, một bộ phận các nhà phê bình hiện nay hình thành lối viết dễ dãi, thậm chí viết vội, viết ẩu, chạy theo thương mại, theo thị hiếu tiêu cực của một bộ phận công chúng khiến hoạt động phê bình chưa hoàn thành đúng vai trò, trách nhiệm của mình.
Hoạt động phê bình có xu hướng tập trung vào một số cuộc tranh luận, biến thành cãi vã không phân biệt được phải trái. Các hoạt động phê bình như giới thiệu sách, phê bình báo chí, điểm sách, dễ lái công chúng sang những hướng tiếp cận khác. Văn học từ chỗ viết về tấm gương, xây dựng hình mẫu đẹp, điển hình như "người tốt, việc tốt" nhằm cổ vũ động viên thì nay văn học đi vào phản ánh cái xấu, cái khổ đau, dằn vặt, các ác một cách thái quá, cực đoan.
Văn học từ chỗ viết về con người với nỗi đau, sự mất mát, hi sinh trong niềm yêu thương, đồng cảm thì nay được thay bằng những mẫu hình cá nhân thời thượng, mới, lạ, khác biệt với yêu - chơi - giải trí hết mình, sành điệu thời thượng với tiện ích hiện đại máy tính bảng, công nghệ số.
Nguyên nhân một phần là do các nhà phê bình, những người làm công tác phê bình báo chí; công tác giáo dục (giáo viên giảng dạy trong nhà trường, giáo viên hướng dẫn luận văn, luận án) vô hình chung cổ vũ cho những tác phẩm mang sự riêng tư, nhấm nháp bi kịch, nỗi buồn đau, khổ ải của con người thậm chí là cả những vấn đề dung tục, khác biệt, chỉ cần tiêu chí lạ, hợp thời, hợp xu thế mới trong đời sống xã hội.
Phê bình thờ ơ với nhiều tiêu chí nhận định, đánh giá có phần lộn xộn, tung hô gây phản cảm, bức xúc trong dư luận xã hội như hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận, nhóm "Dự báo phi thời tiết", nhóm "Mở miệng". v.v... hay những loại sách ngôn tình gợi dục, phản cảm, mang tính giải trí phục vụ đám đông có mác dịch thuật "made in China". Có thể nói, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng đã chi phối đến các hoạt động phê bình. Không phải tác phẩm nào được phê bình tung hô, ca tụng cũng được công chúng đón nhận, vì người đọc công chúng cũng có sự thẩm định, đánh giá theo mỹ cảm của riêng họ.
Như vậy, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng văn học hiện nay đang phân hóa sâu sắc, chi phối đến quá trình sáng tạo và hoạt động phê bình. Bởi lẽ "Cuộc đời như thế nào thì văn nghệ thế ấy. Tác giả là chủ thể của tác phẩm, người đọc, người xem cũng là một chủ thể khác, sự nhận thức, sự cảm thụ của mỗi người trên tác phẩm là khác nhau… Không khác ngoài nghệ sĩ và công chúng thưởng thức, tạo nên sức mạnh cải tạo nghệ thuật. Sức mạnh ấy ở bản thân tác phẩm, trong nhận thức của công chúng".
Thời gian gần đây, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm mở ra nhằm "Nâng cao chất lượng, hiệu quả của phê bình văn học" (2011), Hội nghị Lý luận phê bình lần thứ IV "Văn học 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển" (2016), "Các xu hướng vận động của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay - Thực trạng và định hướng phát triển" (2017) "Vai trò định hướng của phê bình văn học, nghệ thuật trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật hiện nay"(2019) của Hội đồng lý luận, phê bình, văn học, nghệ thuật Trung ương… đã thu hút sự chú ý quan tâm của đông đảo công chúng.
Việc đánh giá và tìm kiếm các giải pháp cho nghiên cứu phê bình trong tình hình mới chứng tỏ phê bình là vấn đề "nóng" cần sự lý giải và quan tâm từ dư luận xã hội. Vấn đề ở đây, chúng tôi muốn xem xét công việc phê bình từ góc độ dư luận xã hội, từ thị hiếu thẩm mỹ cộng đồng, cụ thể là người đọc chuyên nghiệp trong việc sử dụng bút lực và vị quyền để đánh giá và thẩm định tác phẩm bằng "con mắt xanh" chuyên môn, chuyên nghiệp.
Công chúng là nhà phê bình giữ vai trò "khơi gợi những tình cảm, quan niệm, tư tưởng cho người tiếp nhận, uốn nắn những cách hiểu nông cạn, mơ hồ, khiếm khuyết. Nhiệm vụ của phê bình không phải là phán đoán giá trị mà cung cấp cách hiểu đúng đối với tác phẩm".
Việc xem xét công việc phê bình từ góc độ thị trường dư luận, một mặt nào đó thị hiếu thẩm mỹ của công chúng chi phối, định hướng hoạt động của nhà phê bình chuyên nghiệp trong việc lựa chọn thẩm định các tác phẩm văn học. Vì thế hiện nay xuất hiện các xu hướng phê bình mới, có xu hướng phê bình đi quá sâu vào lối viết của nhà văn, chủ yếu khám phá tác phẩm về mặt nội dung và nghệ thuật mang tính hàn lâm, khoa học.
Xu hướng thứ hai, phê bình hướng đến quảng bá sách, hướng đến thị trường công chúng đọc. Hoạt động này mang tính cạnh tranh, thu hút đám đông với phản ứng thuận chiều. Vì thế, có tình trạng nhà phê bình hiện nay tham gia vào hoạt động quảng bá sách cho các nhà xuất bản; hoặc khám phá tác phẩm ở góc độ hàn lâm, khoa học thuần túy, ít tác động đến nhu cầu, thị hiếu của người đọc, công chúng.
Trước xu thế phát triển đa dạng, nhiều chiều của văn học thời kỳ này, hoạt động phê bình cần chú trọng tới việc xây dựng chuẩn thẩm mỹ chung, chọn lựa những giá trị đúng đắn để hướng công chúng đến thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, tích cực. Trong quá trình sáng tạo, hoạt động phê bình là yếu tố tác động mạnh mẽ đến nhà văn, thúc đẩy nhà văn sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật đích thực, thỏa mãn thị hiếu của công chúng và phù hợp yêu cầu đổi mới sáng tạo văn học.
Song MuaXem thêm: /977616-gnuhc-gnoc-ueih-iht-gnud-yax-ceiv-gnort-coh-nav-hnib-ehP/naul-yL/nv.moc.dnac.acnv