vĐồng tin tức tài chính 365

Tính chuyện căn cơ cho miền Trung

2020-10-30 10:38
Tính chuyện căn cơ cho miền Trung - Ảnh 1.

Mưa lớn tiếp tục trong đêm và rạng sáng 30-10 lại khiến nhiều khu dân cư ở Nghệ An ngập tới nóc - Ảnh: M.THANH

Người dân chạy đôn chạy đáo, mất nhà cửa, cây trái, vật nuôi, người còn cũng bầm dập, người mất cũng không yên, sau lũ lại lo bệnh dịch, sinh kế...

Có nơi nào trên thế giới cũng chịu thiên tai khắc nghiệt như miền Trung mà họ vẫn sống bình thường không? Xin thưa có rất nhiều, hơn 200 quốc gia có biển mà điển hình là Philippines.

Philippies là một đảo quốc nằm chơi vơi giữa biển cho nên hứng trọn tất cả các cơn bão biển lớn nhất, mạnh nhất từ tất cả các hướng. Trong cơn bão số 9 Molave này, báo cáo của Hội đồng quản lý và giảm thiểu rủi ro quốc gia Philippines (NDRRMC) ngày 28-10 cho hay chỉ có hai người mất tích.

Tôi đã ở Philippines 2 năm và nhiều lần cùng sinh viên đến khu vực Luzon là nơi năm nào cũng đối mặt trực diện với bão mới hiểu tại sao người dân giảm thiểu thiệt hại trong bão, bởi mỗi nhà hay liên gia nào cũng có hầm tránh bão và nhà cao cẳng vững chãi tránh lũ, người giàu tự lo còn người nghèo được chính phủ hỗ trợ.

Cùng với nội lực của chính quyền, nhân dân miền Trung, cả nước chung tay lo cho mỗi gia đình, hay liên gia vài ba hộ một căn hầm chống bão và một căn nhà chống lũ được không? Chắc chắn là được. Nếu tính số tiền mỗi năm bỏ ra hỗ trợ cho bà con miền Trung từ tất cả các nguồn (chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân) thì đã lớn hơn số tiền làm những công trình như thế.

Thực tế cho thấy nhiều hộ gia đình ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình sống bình an trên nhà phao với giá 30 triệu đồng, những ngôi nhà chống chịu với bão được UNDP (Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc) xây dựng với giá 60-70 triệu đồng đã đứng vững trong cơn bão số 9.

Với niềm tin sắt đá rằng nếu có chủ trương đúng, tổ chức tốt thì việc làm này chắc chắn thành công. Mỗi tỉnh kết nghĩa với một xã; mỗi doanh nghiệp, mỗi hiệp hội, mỗi nghệ sĩ tùy theo khả năng đứng ra bảo trợ cho một số hộ gia đình hay liên gia xây dựng những công trình thiết thân như thế chắc không khó.

Tuy nhiên có một vấn đề kỹ thuật rất quan trọng là làm nhà kiểu nào, vật liệu gì, mấy tầng, diện tích sàn, diện tích xây dựng là bao nhiêu để đủ cho người, lương thực và tài sản của liên gia; tương tự như thế, hầm tránh bão được thiết kế ra sao, cao trình, hướng tránh, lối thoát hiểm liên thông với một trung tâm an toàn lớn hơn, nếu có điều kiện thì có thể làm cả nơi tránh cho gia súc, gia cầm, kể cả làm sao để giữ thông tin liên lạc cũng cần tính đến.

Mà điều này thì người dân không thể tự tính toán được nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm. Do vậy rất cần sự trợ giúp của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các nhà chuyên môn khác.

Bão tan, lũ rút đi, bà con nhặt nhạnh từng hạt thóc ngâm nước để độ nhật. Đau lòng lắm.

Điều mong ước đó có lớn lao gì không? Hàng trăm đập thủy điện, hàng triệu hecta rừng bị phá, hàng trăm con đường xuyên ngang chẻ dọc đã phá vỡ tan nát hệ sinh thái tự nhiên vốn đã ổn định hàng ngàn đời nay.

Chúng ta làm không phải giúp người dân miền Trung mà để chuộc lỗi với họ. Nếu một ngày nào đó không còn ai đủ sức bám trụ ở đây nữa thì điều gì sẽ xảy ra?

Vì sao sạt lở liên tục ở vùng núi miền Trung?Vì sao sạt lở liên tục ở vùng núi miền Trung?

TTO - Sạt lở liên tục ở miền Trung gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân do đâu? Tuổi Trẻ Online có cuộc trao đổi với tiến sĩ TRẦN TÂN VĂN, viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản.

Xem thêm: mth.47572128003010202-gnurt-neim-ohc-oc-nac-neyuhc-hnit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tính chuyện căn cơ cho miền Trung”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools