Theo một nghiên cứu mới, đồ uống có đường nhân tạo chẳng hạn như sô-đa ăn kiêng, nước trái cây, cà phê có chữa siro… có liên quan đến sức khỏe tim mạch tương tự như các loại đồ uống chứa nhiều đường.
Nghiên cho thấy đồ uống có đường nhân tạo có thể không phải là một giải pháp thay thế tốt cho đồ uống có đường. Ảnh: NHẬT LINH
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những người tham gia uống đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, điều này không có gì ngạc nhiên vì đường có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe.
Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra rằng những người tiêu thụ các phiên bản đồ uống không chứa calo và đồ uống có đường nhân tạo (có chứa các chất như aspartame, stevia và sucralose) có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc đau tim cao hơn 20% so với những người tránh hoàn toàn đồ uống có đường, theo CNN.
“Uống nhiều đồ uống có đường và đồ uống có đường nhân tạo có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn. Điều này cho thấy, chất tạo ngọt nhân tạo có thể không thay thế lành mạnh cho đồ uống có đường”, trưởng nhóm nghiên cứu Eloi Chazelas, nghiên cứu sinh tại Đại học Paris North cho biết.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ cho biết, nguy cơ tử vong sớm cao hơn 16% đối với những người uống đồ uống dành cho người ăn kiêng so với những người không uống.
Chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, làm rối loạn tiêu hóa
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một nghiên cứu mở rộng cho thấy chất làm ngọt nhân tạo an toàn để tiêu thụ và nhiều người hiện nay dường như thích chất ngọt không calo hơn đường thông thường.
Những người tiêu thụ các phiên bản đồ uống ngọt ít ngọt hoặc không có calo có nhiều khả năng bị bệnh tim mạch hơn. Ảnh: NHẬT LINH
Ở mức độ vừa phải, chúng có thể được sử dụng để cắt giảm lượng calo cho những người đang cố gắng giảm cân. Trong một số trường hợp, chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, Shamera Robinson, giám đốc dinh dưỡng tại Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cho biết.
Robinson cho biết thêm, việc tiêu thụ đồ uống có đường góp phần đáng kể vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Ngược lại, chất làm ngọt nhân tạo thì không.
Nhưng theo các chuyên gia, chúng không được coi là lành mạnh và có thể mang lại một số rủi ro khác.
Có một số bằng chứng cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, gây rối loạn tiêu hóa và thậm chí gây cảm giác thèm ăn ngọt mạnh hơn.
Do đó, trong khi soda ăn kiêng và các loại đồ uống khác đôi khi có thể được ưu tiên hơn các loại đồ uống chứa nhiều đường để giảm cân hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường, thì sự thay thế lý tưởng nhất theo quan điểm của các chuyên gia dinh dưỡng nên là nước lọc hoặc đồ uống không đường khác, theo Insider.