vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp

2020-10-30 14:28

TS Nguyễn Trí Hiếu (kiều bào Mỹ) đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch COVID-19.

Ngày 30.10, Bộ Ngoại giao và UBND TPHCM phối hợp tổ chức Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”.

Tại hội nghị, TS Nguyễn Trí Hiếu (kiều bào Mỹ) cho rằng nền kinh tế Việt Nam phải trở thành nền kinh tế kỹ thuật số theo đúng xu hướng của thế giới để không ở lại đằng sau trong tiến trình của trạng thái bình thường mới của cả thế giới. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần được cung cấp một nguồn vốn cần thiết.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, trong khi các doanh nghiệp bị tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp bởi tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam, thì ngành ngân hàng nổi lên như là một lãnh vực kinh doanh tương đối khả quan, tính thanh khoản tốt và lợi nhuận cao.

"Với những ưu thế này, ngành ngân hàng cần tham gia tích cực vào việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bị tác động bởi đại dịch COVID-19" - ông Hiếu nói.

TS Nguyễn Trí Hiếu (thứ 2 từ trái qua) đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp.  Ảnh: Minh Quân
TS Nguyễn Trí Hiếu (thứ 2 từ trái qua) đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Minh Quân

TS Nguyễn Trí Hiếu đề xuất Chính phủ cần đưa ra một kế hoạch chỉ đạo ngân hàng Nhà nước thành lập một Tổ hợp Tín dụng. Tất cả các ngân hàng đều phải tham dự vào tổ hợp này, với tỉ lệ tham gia tương đương 3-3,5%/tổng dư nợ của mỗi ngân hàng.

“Tổng dư nợ của nền kinh tế hiện nay là 8,7 triệu tỉ đồng, nếu tham gia với tỉ lệ 3- 3,5% hệ thống ngân hàng sẽ có một tổ hợp tín dụng khoảng 300.000 tỉ đồng, cũng tương tự gói 300.000 tỉ đồng các ngân hàng đã triển khai trước đó” – ông Hiếu đề xuất.

GS Trần Ngọc Anh (kiều bào Mỹ) chỉ ra sự thay đổi công nghệ dẫn đến tự động hóa thay thế lao động đang mở ra cơ hội tiến nhanh vào công nghệ mới. Bên cạnh đó, chiến tranh công nghệ gay gắt cùng với làn sóng nhà đầu tư rời Trung Quốc, sắp xếp lại chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam. “Chúng tôi thống kê có 20 lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam có thế mạnh tiếp cận, thu hút đầu tư như điện, cơ khí, thiết bị văn phòng, thiết bị vi tính,…" - GS Trần Ngọc Anh nói.

Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, dưới tác động của dịch COVID-19, lần đầu tiên kinh tế thành phố tăng trưởng dưới 1,2%.

Ngoài ra, lần đầu tiên có trên 29.000 doanh nghiệp ở TPHCM giải thể và tạm ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm hơn 149.000 tỉ đồng và làm giảm đi doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh hơn 25.000 tỉ đồng. Trong đó, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, hơn 1.300 doanh nghiệp lữ hành bị sụt giảm số lượng hành khách lẫn doanh thu.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị.  Ảnh: Minh Quân
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Quân

Lãnh đạo TPHCM mong muốn các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào thảo luận sâu hơn các giải pháp phát triển TPHCM trong trạng thái bình thường mới, nhất là tận dụng lượng kiều hối hằng năm gửi về TPHCM khoảng 5 tỉ USD để phát triển kinh tế. Đồng thời, thảo luận kỹ các giải pháp để mời gọi các doanh nhân kiều bào đầu tư nhiều hơn nữa vào TPHCM, hiện nay mới chỉ có 564 dự án với tổng mức đầu tư hơn 180 triệu USD.

Xem thêm: odl.251058-peihgn-hnaod-ort-oh-gnod-it-000003-gnud-nit-poh-ot-pal-taux-ed/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools