vĐồng tin tức tài chính 365

Kiều bào ‘hiến kế’ chuyển đổi số cho TPHCM

2020-10-30 15:25

Kiều bào ‘hiến kế’ chuyển đổi số cho TPHCM

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Là địa phương có chương trình chuyển đổi số đầu tiên trên cả nước, lãnh đạo TPHCM đặt kỳ vọng kinh tế số đóng góp 25% GRDP của thành phố vào năm 2025.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong (bìa phải) tham quan gian hàng của doanh nhân, TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Tập đoàn Mỹ Lan.

TPHCM thực hiện nhiệm vụ “kép”

Ngày 30-10, Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam” do Bộ Ngoại giao và UBND TPHCM phối hợp tổ chức đã diễn ra.

Tại hội nghị, nhiều chuyên gia là kiều bào, cũng như doanh nghiệp trong nước đã chia sẻ, thảo luận giải pháp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là vai trò của chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của TPHCM trong thời gian tới.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, cho hay cộng đồng 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài đang ngày một lớn mạnh, trong đó 500.000 trí thức, chuyên gia ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, sinh học...

"Sự tham gia của 4 người Việt Nam ở nước ngoài trong tổng số 15 thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ là minh chứng rõ nét cho sự coi trọng của Đảng và Nhà nước đối với hiệu quả đóng góp của trí thức kiều bào", Phó thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao cho biết.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng nhận định việc chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động trong khi kinh tế số có quy mô nhỏ.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, nền kinh tế có độ mở lớn và hội nhập sâu rộng. Cả nước nói chung và TPHCM đẩy mạnh thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế trong trạng thái “bình thường mới”.

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chia sẻ mong muốn được được lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp, hiến kế của chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào, đặc biệt là những nội dung về chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng, giải ngân đầu tư công, phát triển du lịch, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là chuyển đổi số… mà Chính phủ đã đặt ra nhằm khắc phục tác động của đại dịch Covid-19.

Trước đó, vào tháng 7-2020, UBND TPHCM cũng đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số của Thành phố với tầm nhìn đến 2030 trở thành “đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số”.

Là địa phương có chương trình chuyển đổi số đầu tiên trên cả nước, lãnh đạo TPHCM kỳ vọng chuyển đổi số sẽ tạo đột phá cho thành phố để đột phá trong những năm tới.

Việc thúc đẩy chuyển đổi số tại TPHCM cũng chính là thúc đẩy nhiều việc đang làm và sẽ làm ở mức cao hơn, như xây dựng chính quyền điện tử (hướng đến chính quyền số), hay Đề án xây dựng đô thị thông minh (hướng đến xã hội số).

Hội nghị thu hút đáng kể các chuyên gia kiều bào, chuyên gia trong nước, doanh nhân công nghệ, có sản phẩm sáng tạo đóng góp ý kiến về kế hoạch chuyển đổi số của TPHCM. Ảnh: V.D

Covid-19: thách thức song hành cùng cơ hội

Theo GS. Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam (AVSE), chia sẻ trên thế giới, đổi mới sáng tạo đang là “kim chỉ nam” ở nhiều quốc gia, từ Mỹ cho đến châu Âu. Theo đó, xu hướng là chuyển đổi từ năng lực nghiên cứu truyền thống sang khởi nghiệp kinh doanh, sáng tạo.

Việt Nam đang có cơ hội vàng để chuyển đổi số nhờ lợi thế vĩ mô ổn định, an toàn và năng động. Tuy nhiên, để tiến xa hơn thì Việt Nam cần phải xây dựng hình ảnh để thu hút đầu tư, các nền tảng và trụ cột quan trọng từ kết nối cạnh tranh, “Những quốc gia đổi mới ngày hôm nay sẽ làm chủ năng lực cạnh tranh trong tương lai”, ông Khương đánh giá.

GS. Trần Ngọc Anh (kiều bào Mỹ) hiện là Giáo sư tại Đại học Indiana, thành viên Tổ tư vấn kinh trế của Thủ tướng chính phủ, chia sẻ Việt Nam đang đứng trước câu hỏi “tỉ đô”, đó là cần làm gì để đón sóng dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu.

Tuy nhiên, Việt Nam chỉ nên tập trung vào một số ngành lĩnh vực chính và một số tập đoàn lớn cần tiếp cận vì không đủ nguồn lực. Theo đó, tiêu chí “đón đại bàng” quan trọng là thị trường đó phải đủ lớn, công nghệ đủ hấp dẫn.

Chia sẻ từ góc độ doanh nghiệp, ông Phan Thanh Sơn, dù không phải kiều bào nhưng có hơn 20 năm làm cho các công ty đa quốc gia, và hiện là Giám đốc kinh doanh chiến lược tập đoàn FPT, cho rằng Covid-19 đã “kích hoạt” cuộc “cách mạng bắt buộc” với sự thay đổi hoàn toàn trong nền kinh tế.

“Các doanh nghiệp đang đi vào cuộc cách mạng theo ba thời kỳ khác nhau. Đầu tiên là làm sao để sống sót, sau đó từ 3-12 tháng là đảm bảo sự vận hành liên tục, cuối cùng là thế giới không còn quay lại như cũ nữa mà thói quen của cá nhân và doanh nghiệp đã thay đổi hoàn toàn”, ông Sơn nhìn nhận.

Theo ông Nguyễn Trọng Đường, Phó cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số là câu chuyện tổng thể và toàn diện, bao gồm nhiều câu chuyện phải xử lý, trong khi ở phía người dùng chỉ thấy sự đơn giản và tiện lợi. “Đó là khối lượng công việc khổng lồ. Đây là thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ và nhà đầu tư”, ông Đường chia sẻ.

Nguồn: Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global)

Bên cạnh sự đóng góp cho chuyển đổi số, các diễn giả cũng chia sẻ nhiều xu hướng phát triển khác nhau cần lưu ý đến.

Chẳng hạn như GS. Hà Tôn Vinh, chuyên gia có gần 20 năm cố vấn về tài chính cơ sở hạ tầng, lưu ý về xu hướng phát triển mới trong 15 năm gần đây, đó là nền kinh tế tuần hoàn.

“Ý tưởng chính của kinh tế tuần hoàn là đi liền với sự phát triển công nghệ số, công nghệ sinh học, dần thay đổi cái chúng ta gọi là kinh tế truyền thống - kinh tế tuyến tính, tức sử dụng xong sản phẩm rồi bỏ đi, không sử dụng lại”, ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự hợp tác công – tư hoàn hảo vì tất cả các bên tham gia đều được lợi. Giảm lãng phí tài nguyên, thu nhập của nền kinh tế nhìn chung tăng lên khi giảm chi phí nguyên liệu đầu vào do tận dụng được nguồn thải loại trước đây.

Covid-19 cũng đặt thách thức mới về vấn đề xã hội. Theo TS. Trần Kim Hồng, Nhà hoạch định xã hội (Úc), có 20 năm kinh nghiệm phát triển xã hội ở các tổ chức quốc tế, kiều bào Úc, lại nhìn nhận ở khía cạnh khu vực lao động phi chính thức.

“Chúng ta chỉ thường tập trung vào những lao động có đăng ký rõ ràng, nhưng lại bỏ qua những lao động ở khu vực phi chính thức, trong khi họ là những người bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19”, TS. Hồng nhìn nhận.

Ở khu vực phi chính thức, mất thu nhập kéo theo hệ lụy vĩ mô liên quan như tệ nạn xã hội, đặc biệt là ở nhóm trẻ em và sự cạnh tranh từ nhóm công nhân thất nghiệp.

Ngoài ra, vấn đề về xã hội và môi trường cũng là một vấn đề quan trọng. “Các nhà đầu tư để ý đến vấn đề ảnh hưởng xã hội và môi trường, thà mất cơ hội chứ không vào Việt Nam”, TS. Hồng chia sẻ.

Theo GS. Trần Ngọc Anh, kinh nghiệm phát triển các nước cho thấy mạng lưới chuyên gia đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển mới, vì họ là những người đem tri thức và công nghệ, nguồn lực thế giới, chuyển giao công nghệ hay đào tạo đội ngũ để xây dựng.

Tương tự, GS. Hà Tôn Vinh cho biết kinh nghiệm thế giới cho thấy vấn đề trọng dụng nhân tài là rất quan trọng trong chiến lược phát triển của một quốc gia, cần người tài ở cả “hai tay”, tức lĩnh vực nào cũng cần chứ không chỉ khu biệt vào một số ngành nghề cụ thể.

Xem thêm: lmth.mchpt-ohc-os-iod-neyuhc-ek-neih-oab-ueik/590013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kiều bào ‘hiến kế’ chuyển đổi số cho TPHCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools