Điều này là nhằm làm dịu những lo ngại có thể cản trở việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 trên toàn cầu. Cơ chế được áp dụng nhằm tránh lặp lại sự chậm trễ đã từng diễn ra vào một thập kỷ trước trong đại dịch cúm lợn H1N1, khi việc tiêm chủng bị chậm lại ở hàng chục quốc gia thu nhập thấp do không có trách nhiệm pháp lý rõ ràng.
Cơ chế COVAX do WHO và GAVI, một liên minh vaccine toàn cầu, dẫn đầu. COVAX đặt mục tiêu phân phối ít nhất 2 tỷ liều vaccine hiệu quả trên khắp thế giới vào cuối năm 2021.
Quỹ bồi thường này có thể dành cho 92 quốc gia có thu nhập thấp, chủ yếu ở châu Phi và Đông Nam Á. Chính phủ các nước trong danh sách sẽ có thể giảm thiểu những chi phí từ những yêu cầu của bệnh nhân nếu có bất kỳ điều gì bất thường xảy ra sau khi vaccine do COVAX phân phối được sử dụng.
Cơ chế COVAX do WHO và GAVI dẫn đầu. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, hàng chục quốc gia có thu nhập trung bình như Nam Phi, Lebanon, Gabon, Iran và hầu hết các quốc gia Mỹ Latin sẽ không được thụ hưởng chương trình bảo vệ này.
Đại diện COVAX cho biết: "COVAX đang phát triển một hệ thống để cung cấp các khoản bồi thường cho những cá nhân ở bất kỳ nền kinh tế nào trong số 92 nền kinh tế phải chịu các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến những loại vaccine đó hoặc liên quan đến việc quản lý vaccine của họ".
Hiện vẫn chưa có vaccine COVID-19 được quốc tế chấp thuận. Tuy nhiên, WHO dự kiến, vaccine COVID-19 đầu tiên có thể sẵn sàng vào tháng 12, một năm sau khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc. Thông thường, sẽ phải mất nhiều năm để phát triển vaccine. Theo kế hoạch bồi thường, những quốc gia sử dụng vaccine từ COVAX sẽ bồi thường cho các nhà sản xuất thuốc ít nhất cho đến tháng 7/2022.
Quỳnh Chi
VTV
Xem thêm: nhc.86550453103010202-oehgn-aig-couq-29-ohc-91-divoc-eniccav-meih-oab-hcaoh-ek-pal-ohw/nv.zibefac