Ngôi làng bị sạt lở đất vùi lấp ở thôn 1, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) nằm vắt vẻo giữa gọn núi cao hàng trăm mét. Tại đây có 11 căn nhà với nhiều hộ dân sinh sống hai bên đường. Từ dưới xuôi như TP Tam Kỳ muốn đến làng phải đi qua cầu bắt qua con suối nhỏ.
Ngày 28-9, mọi người trong làng đang đóng cửa vì cơn bão số 9 càn quét. Bất ngờ, đất đá từ trên núi cao hàng trăm mét tuôn xuống. Mọi người không kịp trở tay, tất cả nhà đều bị cuốn đi, rồi vùi lắp và biến mất theo lớp bùn đất.
Phía trên con suối cạnh làng rừng nguyên sinh tại đây đã bị mất khá nhiều, thay vào đó là rừng keo lá tràm. 5 năm một lần, rừng keo là tràm lại được khai thác sẽ để lại đồi trọc. Rừng này rất khó giữ nước cũng như dễ no nước va gây sạt lở nếu mưa kéo dài.
Đây là một trong những lớp bùn đất thượng nguồn con suối, bên trong những rừng keo lá tràm tuồn xuống. Cạnh đó, đối diện con suối này vẫn còn nhiều lớp đất đá bị sạt lở khác tuồn xuống suối. Đó là lý do tại sao, một lượng đất đá lớn đến nỗi vùi lắp một ngôi làng.
Con suối nhỏ hiền hòa, mùa nắng không có nước trở bổng chốc trở nên hung tợn, Nước đất, đá tuồn đi để lại vết tích với rãnh vỡ toác ra hàng trăm mét. Từng tảng đá lớn lởm chởm, nước chảy siết. Con đường biến mất khiến đường lên trung tâm xã Trà Leng bị chia cắt bởi con suối hung tợn hiện tại. Muốn nối lại giao thông tại đây, cần rất nhiều thời gian cải tạo dòng suối, làm kè, làm lại cầu. Ngoài máy móc đưa lên hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân còn có máy xúc, máy đào để làm lại con đường.
Con đường liên thôn gần như vòng quanh làng khoảng 1 km đã biến mất, còn sót lại là những lớp nhựa nằm lẫn lộn dưới màu đất đỏ.
Sau những nổ lực đào bới, san lắp, hàng trăm người gồm bộ đội công binh, công an và người dân đã đưa được máy móc đến hiện trường nổ lực tìm kiếm các nạn nhân. Vụ sạt lở đã khiến 20 người mất tích, hiện lực lượng chức năng đã tìm được 8 thi thể.
Theo nhiều người dân, sau vụ sạt lở này, mọi người sẽ tìm vùng đất thích hợp để lập lại làng mới. Nhưng nỗi ám ảnh về vụ sạt lở kinh hoàng vừa qua chắc không thể nào nguôi ngoai.