Tuy nhiên, việc này cũng làm tâm lý người dân vốn đã mệt mỏi, chán nản vì đại dịch kéo dài , giờ càng trở nền tồi tệ. Tình trạng lơi lỏng phòng dịch đã xuất hiện, thậm chí cả phản ứng cực đoan như các cuộc biểu tình phản đối quá khích.
Tại Italy, người biểu tình đập phá các cửa hàng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Tình trạng biểu tình quá khích tương tự cũng xảy ra tại Đức và Tây Ban Nha, khiến một lượng lớn cảnh sát được huy động để trấn áp.
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, tình trạng làm ăn sa sút của doanh nghiệp trong đại dịch dẫn đến cắt giảm lương hay sa thải, đã khiến nhiều người lao động xuất hiện tâm lý chán chường, thất vọng, từ đó gây ra các hành vi cực đoan.
Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt tài chính để ứng phó với đại dịch, nhà chức trách các nước châu Âu cũng kêu gọi người dân bình tĩnh, và hợp tác chống dịch, trong bối cảnh châu lục này đang phải siết chặt các biện pháp hạn chế do COVID-19.
An Ngọc
VTV
Xem thêm: nhc.51613018113010202-iad-oek-hcid-iad-iv-nan-nahc-ua-uahc-nad-iougn/nv.zibefac