vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất cơ chế để có vốn đầu tư cao tốc, đường vành đai tại TP.HCM

2021-11-02 03:05
Đề xuất cơ chế để có vốn đầu tư cao tốc, đường vành đai tại TP.HCM - Ảnh 1.

Nhu cầu vốn để xây dựng hạ tầng giao thông của TP.HCM từ nay đến năm 2025 cần hơn 533.500 tỉ đồng - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Về tổng quan, theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, thời gian qua TP đã tập trung hoàn thành đưa vào khai thác nhiều công trình giao thông trọng điểm góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay hạ tầng giao thông vẫn chưa được đầu tư đầy đủ theo quy hoạch.

Nhu cầu vốn để xây dựng hạ tầng giao thông của TP.HCM từ nay đến năm 2025 cần hơn 533.500 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 218.239 tỉ đồng và vốn khác (ODA, PPP...) là 315.290 tỉ đồng. Còn giai đoạn từ 2026-2030 nhu cầu vốn để đầu tư cho các dự án khoảng 437.125 tỉ đồng.

Trong đó, nhóm 5 dự án cấp bách cần được ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2025 như: vành đai 2, vành đai 3, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, dự án cầu đường Nguyễn Khoái hiện vẫn chưa cân đối được nguồn vốn. Các dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến 158.969 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 72.640,6 tỉ....

Cũng trong vòng 5 năm tới, TP chuẩn bị đầu tư 7 dự án như đường vành đai 4, đường trên cao số 1 và 5, cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ và các cầu kết nối bán đảo Thanh Đa, xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD Long Bình. Vốn cho nhóm dự án này khoảng 61.232 tỉ đồng.

Theo Sở Giao thông vận tải, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách TP.HCM đã được thông qua là 142.557 tỉ đồng chỉ đủ để bố trí cho các dự án được chuyển tiếp, không đủ cân đối để thực hiện các dự án đầu tư mới.

Trước bối cảnh trên, Sở Giao thông vận tải đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị các cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách để có nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông.

Thứ nhất, kiến nghị điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM giai đoạn 2022-2025 để tập trung cho đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa, kết nốì liên vùng.

Thứ hai, kiến nghị Chính phủ báo cáo cấp thẩm quyền chấp thuận tăng tổng mức vốn đầu tư công trung hạn của TP.HCM giai đoạn 2021-2025 (đối với các dự án vành đai, cao tốc ước khoảng 75.000 tỉ đồng) để đảm bảo khả năng cân đối vốn theo quy định. Hoặc không tính vốn đầu tư các dự án này vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của TP.

Thứ ba, chấp thuận cho TP.HCM phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để tạo nguồn vốn đầu tư dự án hoặc Chính phủ thu xếp nguồn vốn phù hợp cho TP vay lại với lãi suất 0%. Dư nợ của việc phát hành trái phiếu hoặc khoản vay Iại không tính vào hạn mức bội chi của ngân sách TP.

Thứ tư, kiến nghị Chính phủ chấp thuận cho TP.HCM tổ chức quy hoạch đất hai bên tuyến, đầu tư các tuyến đường nhánh, tạo quỹ đất, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để có nguồn lực thực hiện dự án và trả nợ vốn vay Chính phủ...

Cuối cùng, chấp thuận phân cấp, ủy quyền UBND TP phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP.HCM để rút ngắn thời gian, tạo điều kiện khai thác quỹ đất dọc hai bên tuyến, vùng lân cận.

TP.HCM đề xuất trung ương hỗ trợ 17.234 tỉ làm 3 dự án quan trọngTP.HCM đề xuất trung ương hỗ trợ 17.234 tỉ làm 3 dự án quan trọng

TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất bố trí vốn từ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho 3 dự án trọng điểm, cấp bách tại TP.HCM gồm: cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cải tạo kênh Hy Vọng và rạch Xuyên Tâm.

Xem thêm: mth.22503037110111202-mch-pt-iat-iad-hnav-gnoud-cot-oac-ut-uad-nov-oc-ed-ehc-oc-taux-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất cơ chế để có vốn đầu tư cao tốc, đường vành đai tại TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools