Trẻ em từ 5-11 tuổi ở Mỹ sẽ sớm được tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech - Ảnh: BCC
Hàng triệu liều vắc xin cho trẻ em ở nhóm tuổi này sẽ đến các trung tâm phân phối trong vài ngày tới. Hiện chính phủ liên bang đã mua đủ số vắc xin để tiêm cho tất cả 28 triệu trẻ em đủ điều kiện.
Nhà Trắng cho biết bắt đầu từ ngày 8-11, chương trình tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ vận hành hết công suất.
Ngày 29-10, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer (Mỹ) cho trẻ em 5-11 tuổi, mở đường cho việc tiêm chủng cho 28 triệu trẻ em thuộc nhóm tuổi này do lợi ích của vắc xin nhiều hơn so với nguy cơ tác dụng phụ.
Hôm nay, 2-11, CDC sẽ quyết định về cách thức tiến hành tiêm với một nhóm cố vấn bên ngoài.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp phép sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 6-11 tuổi, mở đường cho việc tiêm vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi này.
Ngày 1-11, người đứng đầu BPOM Penny Lukito thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Sinovac cho thấy vắc xin này an toàn đối với trẻ em từ 6-11 tuổi. Bà Penny cho biết việc cấp phép sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em là vấn đề cấp bách, vì các trường học đang bắt đầu triển khai từng bước học trực tiếp.
Trước đó, BPOM đã cấp giấy phép sử dụng vắc xin của Sinovac cho trẻ em từ 11-17 tuổi. Báo cáo thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy khả năng sinh miễn dịch của vắc xin ở trẻ em cao hơn người lớn. Tỉ lệ này ở trẻ em là 96,15% so với 89,04% ở người lớn.
Vắc xin của Sinovac là vắc xin đầu tiên được đăng ký với BPOM để sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi 6-11.
Người bị đau tim nhiễm COVID-19 có tỉ lệ tử vong cao
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nội khoa JAMA, nếu bệnh nhân nhiễm COVID-19, tỉ lệ sống sau cơn đau tim của họ thấp đi đáng kể.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 80.000 người bị đau tim ở Mỹ từ năm 2019-2020. Khoảng 76.000 trong số họ bị đau tim tại nhà hoặc tại nơi làm việc và các môi trường cộng đồng khác. Trong nhóm này, 15,2% trường hợp có nhiễm COVID-19 chết sau đó tại bệnh viện. Tỉ lệ này của bệnh nhân đau tim không có COVID-19 là 11,2%.
Trong số khoảng 4.000 bệnh nhân nhập viện khi bị đau tim, 78,5% người có COVID-19 tử vong, so với 46,1% người không có COVID-19.
Nhìn chung, các bệnh nhân đau tim nhiễm COVID-19 có nhiều khả năng bị ngừng tim. Các nhà nghiên cứu cho biết họ cần nghiên cứu sâu thêm để hiểu tại sao chẩn đoán COVID-19 lại làm tăng nguy cơ tử vong ở người đau tim.
TTO - Ngày 29-10, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 đầu tiên cho trẻ từ 5-11 tuổi của Hãng Pfizer, mở đường để tiêm chủng cho 28 triệu trẻ em Mỹ trong nhóm tuổi này.
Xem thêm: mth.29125755020111202-iout-11-5-ert-ohc-91-divoc-nix-cav-meit-ym/nv.ertiout