Số liệu mới công bố từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 10 năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 53,5 tỷ USD. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 27,3 tỷ USD và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 26,2 tỷ USD.
Lũy kế 10 tháng năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 537,32 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2%.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2021 ước tính thặng dư 1,1 tỷ USD. Tính chung, lũy kế trong 10 tháng/2021,Việt Nam vẫn nhập siêu 1,45 tỷ USD, ngược lại với con số xuất siêu 19,63 tỷ USD của 10 tháng năm trước.
Đáng chú ý theo Tổng cục Hải quan, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm đến 70% tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước. Theo đó lũy kế 10 tháng đầu năm khu vực FDI có trị giá xuất nhập khẩu ước đạt 373,65 tỷ USD, và tăng 25,3 % so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này ước đạt 196,77 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2020 và trị giá nhập khẩu ước 176,88 tỷ USD, tăng 31,3%.
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng doanh nghiệp Việt
Thảo luận tại tổ về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đã thể hiện sự băn khoăn về mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp tới năm 2025.
"Doanh nghiệp là linh hồn của nền kinh tế, nhưng khi chúng ta đưa ra số lượng 1,5 triệu doanh nghiệp phải đánh giá tính khả thi. Chúng ta nên quan tâm chất lượng nhiều hơn là số lượng", đại biểu Trịnh Xuân An kiến nghị và khẳng định, chất lượng của doanh nghiệp mới là điều quan trọng.
Ông An dẫn số liệu doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 2% số lượng doanh nghiệp nhưng giá trị xuất khẩu chiếm đến 70%. Từ điều này, đại biểu đoàn Đồng Nai nhấn mạnh cần có những phân tích, đánh giá cụ thể về chất lượng doanh nghiệp trong nước, để từ đó có các cơ chế, chính sách tăng về chất lượng, không nên tập trung quá vào số lượng.
Trong báo cáo thẩm tra Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, cho biết về kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2021, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh việc sắp xếp lại, cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước tiến độ còn chậm, đạt tỷ lệ thấp so với Kế hoạch, chỉ mới tập trung vào việc sắp xếp, thu gọn số lượng; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được giao.
Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Động lực của tăng trưởng là xuất khẩu nhưng còn phụ thuộc lớn vào khu vực doanh nghiệp FDI.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.70302435120111202-uahk-pahn-taux-irt-aig-07-meihc-idf-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv