vĐồng tin tức tài chính 365

Quảng Nam: Bản án cho 5 cựu cán bộ sai phạm bồi thường, giải phóng mặt bằng

2021-11-03 03:07

Nhiều vi phạm trong giải phóng mặt bằng

Trong 3 ngày 29, 30/10 và 1/11 TAND tỉnh Quảng Nam đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự liên quan đến công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án làng chài Điện Dương, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn.

Theo cáo trạng của VKSN tỉnh Quảng Nam, có 5 bị cáo bị truy tố với 2 tội danh. Cụ thể các bị cáo: Nguyễn Ngọc Đãi, SN 1974, nguyên cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Điện Bàn; Lê Tự Trung, SN 1969, nguyên cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Điện Bàn; Trần Việt Hùng, SN 1979, nguyên cán bộ phòng TNTM thị xã Điện Bàn và Đinh Hùng Liên, SN 1966, nguyên Chủ tịch UBND phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn cùng bị truy tố với tội danh Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Còn lại bị cáo Lê Thương, SN 1958, nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Điện Bàn bị truy tố với tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo hồ sơ, ngày 29/11/2010, UBND tỉnh Quảng Nam thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án làng chài Điện Dương. Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Điện Bàn sau đó đã tiến hành kiểm kê, đo đạc phục vụ quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng với nguồn kinh phí do chủ đầu tư là công ty Lũng Lô 5 ứng chi trả. Tuy nhiên, công ty này không đáp ứng năng lực nên UBND tỉnh Quảng Nam hủy bỏ các quyết định phê duyệt phương án bồi thường đã lập.

Năm 2015, dự án được chuyển giao cho công ty Beton 6. UBND thị xã Điện Bàn ra thông báo thu hồi đất phục vụ dự án. Tổng cộng có 94 hộ dân bị ảnh hưởng với kinh phí bồi thường hỗ trợ là hơn 26 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình lập phương án bồi thường đã xảy ra các hành vi phạm tội, gây thiệt hại tài sản với số tiền 1,3 tỷ đồng.

Cũng theo cáo trạng, trong vụ án này còn có một số cái tên là: Ông Lê Văn Cảm, nguyên Trưởng phòng TNMT thị xã Điện Bàn; ông Phan Minh Dũng, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn... cũng có nhiều vi phạm.

An ninh - Hình sự - Quảng Nam: Bản án cho 5 cựu cán bộ sai phạm bồi thường, giải phóng mặt bằng

TAND tỉnh Quảng Nam - nơi diễn ra phiên xét xử.

 

Ông Lê Văn Cảm từng bị khởi tố hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định ông Cảm có nhiều đóng góp cho địa phương, từng nhận nhiều bằng khen. Gia đình ông cũng là gia đình có công với cách mạng. Quá trình điều tra cũng không có tài liệu thể hiện ông Cảm vụ lợi trong vụ việc. Ông này cũng thành khẩn khai báo, tự nguyện khắc phục 150 triệu đồng. Từ những lý do trên, cơ quan chức năng đã quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Cảm.

Ông Phan Minh Dũng tại thời điểm vi phạm là Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn. Theo phân công nhiệm vụ thì ông Dũng phải có trách nhiệm theo dõi kiểm tra công tác đền bù, giải phóng mặt bằng dự án làng chài Điện Dương. Nhưng ông này không thực hiện kiểm tra, giám sát dẫn đến ký phương án bồi thường gây thiệt hại trong vụ án. Tuy nhiên, cơ quan chức xét thấy trước khi ông Dũng ký thì phương án đã được Trung tâm Phát triển Quỹ đất thực hiện theo phân công nhiệm vụ. Sau đó, được ông Nguyễn Đức Tuy, Phó Chánh văn phòng UBND thị xã Điện Bàn xem xét ký nháy. Việc ông Dũng ký vào quyết định một phần có sự tin tưởng với cấp dưới. Quá trình điều tra cũng không cho thấy ông này vụ lợi nên không nhất thiết xử lý hình sự. Do đó, cơ quan điều tra đề nghị chuyển hồ sơ cho Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam để xử lý theo quy định.

Bản án

Phiên tòa diễn ra với phần hỏi đáp, tranh luận giữa các bên. Đáng chú ý là các nội dung liên quan đến việc làm rõ nguồn gốc của số tiền bị thiệt hại trong vụ án. 

Các bị cáo đều cho rằng, số tiền thiệt hại mà VKSND tỉnh Quảng Nam nêu ra (1,3 tỷ đồng) không phải tiền ngân sách Nhà nước nên không thể nói rằng các bị cáo gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách. Cụ thể hơn, chủ đầu tư dự án làng chài Điện Dương là công ty Beton 6 ký hợp đồng kinh tế với Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Điện Bàn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Công ty Beton 6 chi tiền để tiến hành công tác đền bù, giải tỏa và sau đó số tiền này sẽ được ngân sách Nhà nước khấu trừ lại cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay dự án chưa tiến hành xong, việc thanh toán, quyết toán cũng chưa thực hiện nên ngân sách Nhà nước chưa bị ảnh hưởng.

Bị cáo Đinh Hùng Liên là cá nhân đưa ra nhiều luận chứ, luận chứng nhất để bào chữa cho mình trong phiên tòa. Theo bị cáo Liên, ông ký 2 hợp đồng cho thuê đất để người dân sản xuất. Về tình, việc làm này là vì người dân để họ có đất tiếp tục lao động sản xuất. Về lý, hợp đồng đều thể hiện rõ nội dung trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì bên thuê phải tự tháo dỡ, không được hưởng bồi thường. Bị cáo cũng không có động cơ, mục đích vụ lợi cá nhân, không tham gia sản xuất kinh doanh hay chia lợi ích từ số tiền bồi thường. Do đó, việc bị cáo ký 2 hợp đồng cho thuê đất không ảnh hưởng đến công tác đền bù.

Một điểm đáng chú ý nữa là tại phiên tòa, HĐXX đã phân tích và tính toán lại số tiền thiệt hại trong vụ án. Theo đó, cáo trạng truy tố các bị cáo làm thiệt hại tổng số tiền 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo HĐXX đây là con số mà cơ quan điều tra chưa trừ đi phần trăm được đền bù theo quy định. Cụ thể hơn, nhiều tài sản dù không được áp giá đền bù 100% nhưng vẫn được nhận giá đền bù 60 - 80%. Sau khi tính toán lại, con số thiệt hại mà HĐXX đưa ra thấp hơn so với con số 1,3 tỷ đồng ban đâu. Theo đó, HĐXX phân chia số tiền mà các bị cáo phải chịu trách nhiệm như sau: Các bị cáo Đãi, Trung, Hùng khắc phục hơn 117 triệu đồng; bị cáo Liên 80 triệu đồng và ông Cảm là 50 triệu đồng.

Sau cùng HĐXX tuyên án, các bị cáo Đãi, Trung, Hùng mỗi bị cáo 30 tháng tù; bị cáo Liên 24 tháng tù; bị cáo Thương 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Xem thêm: lmth.564235a-gnab-tam-gnohp-iaig-mahp-ias-ob-nac-uuc-5-ohc-na-nab-man-gnauq/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quảng Nam: Bản án cho 5 cựu cán bộ sai phạm bồi thường, giải phóng mặt bằng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools