vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành dịch vụ tại TP Hồ Chí Minh “khát” lao động

2021-11-03 09:48

Theo thống kê, nhóm lao động dịch vụ như khách sạn, F&B chịu tác động nặng từ dịch COVID-19 hơn các nhóm khác. Lao động có xu hướng dịch chuyển vào lĩnh vực ít chịu tác động hơn.

Dù việc bán mang đi chỉ mang lại doanh thu khoảng 40% so với thông thường, nhưng quán cơm gà tại quận 1, TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục duy trì việc bán online. Mở bán tại chỗ đòi hỏi sẽ phải có thêm nhân lực thực hiện việc nhận đơn hay chạy bàn.

"Nhân sự phải đông, phải đủ mới làm được điều đó. Nhân sự của mình chưa có lên đủ, để coi tình hình như thế nào rồi tính tiếp", ông Quốc Vinh, chủ quán Cơm gà Hải Nam, quận 1, chia sẻ.

Một cửa hàng cà phê của Laha Café cần 15 người, chia thành 3 ca. Tuy nhiên hơn 1 tuần bán tại chỗ, cửa hàng cũng chỉ có 3 nhân viên phục vụ. Cũng vì thiếu lao động nên chuỗi cà phê này chỉ mở được rất ít số cửa hàng trong hệ thống.

Ngành dịch vụ tại TP Hồ Chí Minh “khát” lao động - Ảnh 1.

Nhân viên một nhà hàng ở quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) sửa soạn các bàn ăn chờ được phục vụ khách ăn uống tại chỗ trở lại vào chiều 25/10. (Ảnh: PLO)

"Hiện tại các nhân viên về quê khá nhiều. Hiện chỉ có 5% cửa hàng có thể mở lại được", ông Hoàng Việt, Giám đốc Laha Café, cho biết.

Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh dự báo, rào cản lao động sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng hồi phục của nhóm ngành dịch vụ tại thành phố.

"Phục hồi đang rất khó khăn, chính là những nhóm dịch vụ và những nhóm dùng nhiều lao động thông dụng ở lao động thủ công. Hiện nay, mức độ phục hồi của doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đầu tiên nhất là phụ thuộc vào lao động. Chúng tôi đánh giá điều này sẽ bị di chứng hơi dài vì từ nay đến Tết, rất khó để lao động về quê quay lại", Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh Chu Tiến Dũng nhận định.

"Tình hình toàn ngành F&B đang gặp khó khăn rất nhiều. Người lao động có thể có thay đổi trong định hướng của nghề nghiệp của họ. Họ có thể tìm những ngành nghề ít ảnh hưởng bởi dịch hơn. Khó khăn trong di chuyển, đưa người lao động từ quê lên thành phố. Giữ người lao động là nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp, nhưng giữ được lao động, tinh thần và hiệu quả làm việc còn khó hơn rất nhiều", bà Nguyễn Thanh Thiệu An, Giám đốc Điều hành, Công ty Cổ phần P.A.C.C, cho hay.

Một báo cáo công bố tại Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp 2021 cho thấy, sau dịch COVID-19, 68% lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng cân nhắc làm việc ít hơn - đây là tỷ lệ cao hơn so với các lĩnh vực khác. Vì vậy, không ít doanh nghiệp nhận định ngoài việc khó tìm được lao động ở thời điểm này, về lâu dài thách thức cho doanh nghiệp nhóm này cũng phải có các chính sách ổn định và thu hút lao động hậu COVID-19.

Lao động trở lại làm việc mới đạt khoảng 70%Lao động trở lại làm việc mới đạt khoảng 70%

VTV.vn - Hiện tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc mới chỉ đạt khoảng 70%; khoảng 18% doanh nghiệp vẫn đang bị thiếu lao động.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.98271509030111202-gnod-oal-tahk-hnim-ihc-oh-pt-iat-uv-hcid-hnagn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành dịch vụ tại TP Hồ Chí Minh “khát” lao động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools