vĐồng tin tức tài chính 365

Đồng Ether lập kỷ lục cao mới, USD tăng trước khi Fed kết thúc họp

2021-11-04 03:42

Đô la Mỹ dao động quanh mức cao kỷ lục gần đây so với euro và đồng yen trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra kết luận sau kỳ họp hai ngày liên quan đến các biện pháp kích thích kinh tế đã áp dụng trong giai đoạn đại dịch, và đánh giá xem Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, có thay đổi quan điểm về lạm phát hay không.

Chỉ số Dollar index - so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt - cuối chiều 3/11 theo giờ Việt Nam tăng lên 94,11, không xa so với mức cao nhất của năm nay, là 94,563 đạt được vào tháng trước.

So với đồng euro, đồng bạc xanh cũng hiện ở mức cao 1,1579 EUR, cũng không xa mấy so với mức 1,1522 USD đạt được hồi tháng trước, sau tháng 10 tăng mạnh nhất kể từ tháng 7 năm 2020.

So với yen Nhật, USD hiện đang ở mức 113,94 JPY, gần cao nhất trong vòng 4 năm.

Các nhà đầu tư trên thị trường dự kiến Fed sẽ thông báo cắt giảm chương trình mua tài sản, trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng, trong báo cáo kết thúc cuộc họp chính sách ngày hôm nay (lúc 18h giờ địa phương, thứ Tư, 3/11). Các nhà giao dịch nóng lòng chờ tuyên bố của Fed để biết thêm manh mối về thời điểm nâng lãi suất - yếu đố đã khiến thị trường trái phiếu chấn động trong suốt tháng qua, vì dự báo lãi suất sẽ tăng ngay từ năm tới, chứ không phải năm 2023 như Fed gợi ý ban đầu.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các nhà phân tích đang chia rẽ quan điểm về việc nội dung cuộc họp và tuyên bố của Fed sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với đồng đô la.

Các chiến lược gia của ING viết: "Việc USD gần đây giảm là do nhà đầu tư giảm dần kỳ vọng và Fed vẫn duy trì thái độ ôn hòa. Lo ngại về thị trường việc làm đã khiến thị trường trái phiếu bị đảo lộn". "Tuy nhiên, ở một số thời điểm, Fed sẽ phải thừa nhận rằng lạm phát tăng cao không 'phản ánh phần lớn các yếu tố nhất thời'. Nhiều ngân hàng trung ương 'ôn hòa' trên khắp thế giới đã làm điều này và nếu Fed bắt đầu tỏ ra lo ngại hơn về lạm phát trong kỳ họp lần này, lãi suất sẽ sớm được điều chỉnh tăng, và USD qua đó cũng có thể sẽ lấy lại đà tăng".

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ đánh giá của Chủ tịch Powell về lạm phát sau khi các ngân hàng trung ương khác đã thể hiện xu hướng 'diều hâu' hơn trước khi đối mặt với áp lực giá cả gia tăng, mặc dù điều đó không có nghĩa rằng lãi suất sẽ sớm được điều chỉnh tăng.

Chiến lược gia Alan Ruskin của Deutsche Bank cho biết: "Chính sách của Fed đang bị thách thức, gợi nhớ tới những năm đầu tiên ông Paul Volcke giữ chức Chủ tịch Fed". Cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Paul Volcker là người đã có công giúp nước Mỹ dập tắt lạm phát trong những năm 1980 và 3 thập kỷ sau lại trở thành người giúp cựu Tổng thống Barack Obama thực thi nỗ lực lập lại kỷ cương cho hệ thống ngân hàng. Với sự nghiệp trải dài hơn nửa thế kỷ của mình, Volcker được coi là người dọn dẹp những cú đổ vỡ gây nên sự hỗn loạn trong nền kinh tế Mỹ.

Chiến lược gia Ruskin nói: "Lạm phát đang diễn ra với một nền kinh tế đã ấn định tỷ lệ lãi suất danh nghĩa bằng 0, tức là tỷ lệ lãi suất thực âm trong suốt 18 tháng qua".

Theo ông Ruskin, cho đến nay, đồng đô la đã bị kìm hãm bởi gia tăng kỳ vọng các nơi khác trên thế giới đi trước Mỹ trong việc nâng lãi suất, nhưng rủi ro đang ở phía trước nếu các nhà giao dịch bắt đầu nghĩ rằng cần nhiều thứ hơn là một vài đợt tăng lãi suất để chế ngự xu hướng USD tăng. Ông nói: "Nếu khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ như kỳ vọng và việc tăng lãi suất là chính xác, lạm phát sẽ khó có thể tăng mạnh quá lâu".

Ngân hàng Dự trữ Australia cách đây một ngày đã từ bỏ mục tiêu về lãi suất ngắn hạn và kéo dài thời gian dự kiến duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục tới 2024.

Đồng đô la Australia đã giảm 1,2% so với USD vào sáng 3/11 theo giờ Việt Nam, xuống 0,7448 USD, đô la New Zealand cũng giảm 1% vào cùng thời điểm, trước khi hồi phục nhẹ sau khi dữ liệu lao động cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. AUD cuối chiều 3/11 tăng 0,3% lên 0,7134 USD.

Các nhà đầu tư tiền tệ đã nâng tỷ lệ đặt cược thêm 15% về khả năng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tăng lãi suất cơ bản vào thứ Năm (4/11), mặc dù đồng bảng Anh giảm trong tuần này cho thấy việc một số người lo ngại rằng BoE có thể ra quyết định khiến họ thất vọng.

Bảng Anh cuối chiều 3/11 theo giờ Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần, là 1,3606 USD.

Nhân dân tệ tăng giá vào sáng 3/11 nhưng đà tăng bị cản trở bởi thái độ của nhà đầu tư là chờ đợi kết quả họp của Fed. Tỷ giá CNY chiều 3/11 ở mức 6,3990 CNY, tăng 12 pip so với đóng cửa phiên liền trước.

Đồng Ether lập kỷ lục cao mới, USD tăng trước khi Fed kết thúc họp - Ảnh 1.

Cập nhật tỷ giá tiền tệ các đồng tiền chủ chốt.

Trên thị trường tiền điện tử, đồng ether tiếp tục tăng, lập kỷ lục cao mới chưa từng có trong lịch sử. Theo đó, ETH tăng lên 4.643 USD, phá vỡ mức 4.600 USD của phiên liền trước, đưa mức tăng trong một tuần lên hơn 10%. Cuối chiều 3/11, Ether hạ nhẹ nhưng vẫn sát mức cao kỷ lục.

Ether tăng mạnh gần đây đã giúp đồng tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới này vượt xa đà tăng giá của Bitcoin.

Những thông tin về việc Bitcoin được chấp thuận ngày càng rộng rãi đã đẩy đồng tiền này lên mức cao kỷ lục, 67.016,5 USD vào ngày 20 tháng 10, từ đó kích hoạt các tiền điện tử khác khởi sắc theo.

Cuối giờ chiều 3/11, Bitcoin được giao dịch ở mức khoảng 63.100 USD, trước đó có lúc tăng vượt 64.000 USD. Tính từ đầu năm đến nay, BTC tăng khoảng 117%, trong khi ether tăng gấp 6 lần.

Đồng Ether lập kỷ lục cao mới, USD tăng trước khi Fed kết thúc họp - Ảnh 2.

Diễn biến giá Ether 24 giờ qua.

Giá vàng giảm trong bối cảnh nhà đầu tư vàng lo ngại Fed sớm nâng lãi suất. Giá vàng quốc tế giao ngay cuối chiều 3/11 theo giờ Việt Nam giảm 0,4% xuống 1.780,60 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,4% xuống 1.782,10 USD/ounce.

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

Xem thêm: nhc.90101128130111202-poh-cuht-tek-def-ihk-court-gnat-dsu-iom-oac-cul-yk-pal-rehte-gnod/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đồng Ether lập kỷ lục cao mới, USD tăng trước khi Fed kết thúc họp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools