vĐồng tin tức tài chính 365

1 vụ tham ô VKS truy tố khung thấp, tòa xử khung cao

2021-11-05 07:15

Ngày 4-11, TAND quận Ô Môn (TP Cần Thơ) xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đoàn Tiểu Hiệp (62 tuổi, cựu trưởng ban bảo vệ dân phố) về tội tham ô tài sản theo điểm c khoản 2 Điều 353 BLHS.

Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo bốn năm tù về tội danh này.

Chiếm đoạt tiền phụ cấp của bảo vệ dân phố

Theo cáo trạng, đầu năm 2018, UBND phường Thới An (quận Ô Môn) có quyết định công nhận ban bảo vệ dân phố nhiệm kỳ 2018-2023 của phường, gồm Đoàn Tiểu Hiệp làm trưởng ban và hai phó ban.

Phường Thới An gồm có 18 khu vực, mỗi khu vực có một tổ trưởng, một tổ phó và các tổ viên (mỗi tổ bảo vệ dân phố khu vực có một quyết định công nhận riêng). Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hằng tháng do UBND phường chi trả.

1 vụ tham ô VKS truy tố khung thấp, tòa xử khung cao - ảnh 1
Bị cáo Đoàn Tiểu Hiệp tại tòa ngày 4-11. Ảnh: NHẪN NAM

Đến cuối năm 2018, Hiệp đến UBND phường xin chỉ đạo về việc cho Hiệp được đại diện nhận tiền phụ cấp cho các thành viên của ban bảo vệ dân phố (có biên bản họp ban thống nhất đề xuất này). Sau đó, UBND phường có văn bản đồng ý.

Căn cứ các bảng thanh toán phụ cấp từ tháng 1-2018 đến tháng 1-2020 thì UBND phường Thới An đã chi trả phụ cấp cho lực lượng bảo vệ dân phố đầy đủ theo danh sách thành viên ban bảo vệ dân phố và các tổ bảo vệ dân phố. Chữ ký tên nhận tiền là Hiệp, ngoài ra có một số cá nhân tự đến nhận thì có ký nhận vào danh sách.

Việc Hiệp tự nhận tiền phụ cấp rồi phát lại cho thành viên được thực hiện từ năm 2019. Mọi việc liên quan đến thu chi tiền phụ cấp đều do Hiệp quản lý, việc cấp phát lại do một mình Hiệp thực hiện, có người ký nhận, có người không ký nhận.

Sau đó, một số thành viên phản ánh có người có tên nhưng không đi trực. UBND phường Thới An xác minh mới phát hiện việc Hiệp chiếm đoạt tiền phụ cấp của các thành viên đã nghỉ tham gia ban bảo vệ dân phố.

Theo đó, từ tháng 1-2019 đến tháng 1-2020, Hiệp đã chiếm đoạt tiền phụ cấp của bảy thành viên ban bảo vệ dân phố (đã nghỉ) với số tiền hơn 49,4 triệu đồng.

VKS truy tố khoản 1, tòa xét xử theo khoản 2

Tại tòa ngày 4-11, bị cáo Hiệp thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố bị cáo theo khoản 1 Điều 353 BLHS. Theo VKS, bị cáo có hành vi phạm tội liên tục, theo cùng phương thức, thủ đoạn giống nhau mỗi tháng cho đến khi bị phát hiện; bị cáo có tình tiết tăng nặng là phạm tội hai lần trở lên theo Điều 52 BLHS và cũng có tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, đã khắc phục toàn bộ số tiền chiếm đoạt. Từ đó, VKS đề nghị phạt bị cáo từ hai đến ba năm tù.

Sau khi nghị án, HĐXX nhận định VKS truy tố bị cáo theo khoản 1, tòa nhận thấy bị cáo phạm tội theo khoản 2 điều luật trên nên đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tuy nhiên, sau đó VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố nên tòa xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn VKS truy tố (theo khoản 2 Điều 298 BLTTHS 2015, tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS truy tố).

HĐXX nhận định từ tháng 1-2019 đến tháng 1-2020, bị cáo lợi dụng nhiệm vụ của mình, sự thiếu kiểm tra, quản lý của UBND phường, sự phối hợp lỏng lẻo của ban bảo vệ dân phố với công an phường trong công tác, chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước hơn 49,4 triệu đồng.

Theo đó, tòa dựa vào hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao (hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ) để lập luận về hành vi phạm tội của bị cáo.

Cụ thể, tòa cho rằng trong vụ án này, bị cáo đã thực hiện hành vi chiếm đoạt ngân sách nhà nước mỗi tháng một lần, tổng cộng 13 lần, mỗi lần đều trên 2 triệu đồng, đủ định lượng để kết tội. Các lần này đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, hành vi của bị cáo thỏa mãn hướng dẫn nêu trên nên phải chịu trách nhiệm với tình tiết định khung phạm tội hai lần trở lên theo điểm c khoản 2 Điều 353 BLHS.

Mỗi lần chiếm đoạt đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm

Tại tòa, VKS viện dẫn Điều 8 Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để khẳng định bị cáo phạm tội theo khoản 1 Điều 353 BLHS. Theo HĐXX, trường hợp của bị cáo nhiều lần thực hiện hành vi chiếm đoạt, mỗi lần đều trên 2 triệu đồng nên không rơi vào trường hợp theo Điều 8 Nghị quyết 03/2020.

Cạnh đó, tòa cho rằng với trường hợp của bị cáo, mặc dù tổng số tiền chiếm đoạt dưới 100 triệu đồng là thuộc khoản 1 nhưng lại phạm tội hai lần trở lên nên tòa chỉ áp dụng tình tiết phạm tội hai lần trở lên để định khung hình phạt theo khoản 2 là không trái với hướng dẫn này. Từ đó, tòa nhận định VKS áp dụng Điều 8 Nghị quyết 03/2020 là chưa đủ căn cứ xem xét.

Cũng theo tòa, tuy hành vi của bị cáo có tính liên tục, cùng thủ đoạn, quy trình nhưng mỗi lần chiếm đoạt đều độc lập với nhau và đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm của từng lần như phân tích ở trên…

Xem thêm: lmth.5795201-oac-gnuhk-ux-aot-paht-gnuhk-ot-yurt-skv-o-maht-uv-1/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“1 vụ tham ô VKS truy tố khung thấp, tòa xử khung cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools