vĐồng tin tức tài chính 365

Kiểm soát và xử lý nợ xấu là thách thức lớn

2021-11-05 13:23

Nhiều biện pháp hỗ trợ chưa có tiền lệ

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, nền kinh tế Việt Nam đã chịu sự tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, ảnh hưởng tiêu cực đến các ngân hàng thương mại Việt Nam, nợ xấu rủi ro tiềm ẩn gia tăng. Trong bối cảnh đó, NHNN đã triển khai chương trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu (XLNX) của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2020.

Sau 10 năm triển khai chương trình hệ thống các TCTD của Việt Nam hoạt động an toàn lành mạnh hơn. Đơn cử, chất lượng tài sản của các TCTD được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD trong giai đoạn 2016 - 2020 luôn được duy trì ở mức dưới 2% quy mô năng lực tài chính, năng lực quản trị tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được nâng cao. Phần lớn các TCTD đáp ứng đủ yêu cầu an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II. Các TCTD và Công ty Quản lý tài sản (VAMC) tích cực phối hợp nâng cao hiệu quả và thu hồi tài sản bảo đảm (TSBĐ), XLNX...

Quang cảnh buổi tọa đàm
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Mặc dù hoạt động cơ cấu lại gắn với XLNX của các TCTD Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng căn bản, nhưng sự bùng phát của dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn hoạt động ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19. Đặc biệt là các giải pháp cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng tạo áp lực nợ xấu.

“Vấn đề kiểm soát và XLNX trong thời gian tới tiếp tục là thách thức rất lớn đối với ngành Ngân hàng Việt Nam”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Bà Katia D’Hulster - Chuyên gia tài chính trưởng Nhóm WB cho biết, nhiều nước trên thế giới đã có biện pháp chưa có tiền lệ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 như: Cho phép tạm ngừng hoặc hoãn thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định; tái cấu trúc và cơ cấu lại kỳ hạn...

Song các biện pháp hỗ trợ trên cũng đang khiến các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với một số thách thức trong ngắn và trung hạn. Đó là triển vọng phục hồi kinh tế chưa rõ nét nên chưa có gì chắc chắn về thời điểm kết thúc khủng hoảng; rất nhiều khách hàng vay tiếp tục gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Kéo theo đó áp lực vốn lên các ngân hàng khi khả năng chuyển một phần lớn tài sản vào danh mục nợ xấu và sự gia tăng tương ứng của chi phí trích lập dự phòng rủi ro...

Chính vì rủi ro nên nhiều nước trên thế giới có xu hướng tạm dừng hoặc thu hẹp dần các biện pháp hỗ trợ này. Tuy nhiên, theo bà Katia D’Hulster, các nước cần phải đánh giá tình hình y tế, thực trạng nền kinh tế để đưa ra quyết định phù hợp. “Thay vì dừng toàn bộ các biện pháp hỗ trợ khi đến ngày kết thúc, các biện pháp cũng có thể được rút dần từng bước”, bà Katia D’Hulster đề xuất.

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng cho biết, NHNN tiếp tục theo dõi sát hoạt động nền kinh tế để có các giải pháp phù hợp. “Tuy nhiên quan điểm của cơ quan quản lý, việc hoãn giãn nợ không nên kéo quá dài mà cần có thời gian hợp lý đảm bảo doanh nghiệp hồi phục, nhưng ngành Ngân hàng không chịu ảnh hưởng đến khả năng tài chính”, lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng chia sẻ.

Cần giải pháp toàn diện xử lý nợ xấu

Áp lực nợ xấu không chỉ từ khoản nợ cơ cấu tiềm ẩn rủi ro trong tương lai mà việc XLNX đang gặp khó khăn do rào cản dịch bệnh. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của dịch nhiều địa phương thực hiện giãn cách, TCTD và VAMC không gặp trực tiếp khách hàng nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thu hồi nợ cũng như quá trình khởi kiện, đấu giá tài sản, thi hành án.

Mặc dù Nghị quyết 42 đã tạo hành lang pháp lý xử lý đồng bộ, thống nhất, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý TSBĐ; nhưng trong quá trình triển khai nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả tiến độ công tác xử lý TSBĐ, thu hồi nợ xấu của các TCTD.

Đơn cử, tại nhiều địa phương vẫn có tâm lý XLNX là việc của ngành Ngân hàng nên lãnh đạo địa phương chưa quyết liệt; sự phối hợp thiếu đồng bộ của các cơ quan hữu quan trên địa bàn khiến việc XLNX, đặc biệt là thu giữ TSBĐ của khách hàng còn khó khăn...

Trong khi đó, thị trường mua bán nợ chưa phát triển do điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ khá phức tạp, yêu cầu về vốn cao. Việc thu giữ tài sản vẫn phụ thuộc vào thiện chí của bên vay. Ngân hàng gặp nhiều khó khăn đối với khách hàng không hợp tác, cố ý chây ỳ trong việc bàn giao tài sản.

Ông Darryl Dong - Chuyên gia tài chính trưởng IFC cho biết, trên thế giới 65% TSBĐ được xử lý thông qua cơ chế đàm phán thương lượng, còn tại Việt Nam việc thực hiện quyền chủ nợ thông qua pháp lý khó khăn, phức tạp, cồng kềnh tốn kém. Nhất là việc nhà đầu tư mua khoản nợ xấu kèm tài sản phải xin phép, cần sự đồng thuận khách hàng mới thu giữ được TSBĐ khiến cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn chỉ đang quan sát thị trường Việt Nam. Ở Trung Quốc trước đây cũng đưa ra quy định trên, nhưng hiện tại họ đã sửa lại, thay vì phải xin phép, người mua chỉ cần thông báo đến chủ tài sản. Sự thay đổi này đã thu hút ngay sự quan tâm của nhà đầu tư đối với khoản nợ xấu.

Do đó theo ông, Việt Nam cần có cải cách táo bạo với giao dịch mua bán nợ xấu, nhất là sự tường minh trong các chính sách. Theo đó, để thu hút nhà đầu tư mua bán nợ xấu nên bỏ yêu cầu cần có sự đồng ý của bên vay (chủ sở hữu tài sản) khi xử lý TSBĐ; có chính sách ưu đãi khuyến khích giao dịch mua bán nợ xấu… Đơn cử, tại Philippines, Chính phủ nước này không chỉ có Luật mua bán nợ xấu mà còn có ưu đãi miễn thuế đối với giao dịch mua bán nợ xấu...

Từ kinh nghiệm thực tiễn tại nhiều quốc gia trên thế giới, ông Karrlis Bauze - Chuyên gia tài chính cao cấp nhóm WB cho rằng, để XLNX hiệu quả cần giải pháp toàn diện. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cần có một khung chính sách đầy đủ và rõ ràng để XLNX trong hệ thống không gây trở ngại cho quá trình ổn định tài chính và tăng trưởng kinh tế. Các ngân hàng có trách nhiệm chính trong việc XLNX ở cấp độ riêng mỗi ngân hàng và đảm bảo thời gian và hiệu quả XLNX. Điều quan trọng nữa trong quá trình XLNX cần có sự phối giữa khu vực công và tư mới mang lại kết quả tích cực hơn trong XLNX./.

Xem thêm: lmth.31970000042210202-nol-cuht-hcaht-al-uax-on-yl-ux-av-taos-meik/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kiểm soát và xử lý nợ xấu là thách thức lớn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools