Mọi người thường sẽ có chung một lối tư duy rằng: "Nếu bạn học tập chăm chỉ và tốt nghiệp với một tấm bằng “loại Giỏi”, nó sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn để có được một công việc tuyệt vời và một mức thù lao tốt. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra trong thực tế lại hoàn toàn khác biệt!
Đối với hầu hết các vị trí công việc được đăng tuyển, họ đều sẽ yêu cầu bạn phải nộp đơn xin việc. Tuy nhiên, sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào lại đi kiểm tra xem, bạn có bằng cấp loại gì. Khi bạn đã tốt nghiệp, thứ mà các nhà tuyển dụng quan tâm duy nhất ở bạn chính là khả năng sử dụng những kiến thức và kỹ năng mà bạn có để áp dụng vào công việc thực tế.
Vậy tại sao những sinh viên, thậm chí còn không đạt nổi điểm "C" vào cuối học kỳ, vẫn trở nên thành công? Hãy cùng nhau tìm hiểu 7 lý do chính!
1. Họ sớm biết được, bản thân mình cần những thứ gì
Những học sinh đạt điểm "C" sẽ không dành quá nhiều thời gian cho các tiết học không cần thiết ở trường. Nếu bạn đang cố gắng để trở thành một kỹ thuật viên, thì hiển nhiên, bạn sẽ không cần phải dành quá nhiều thời gian để viết vài trăm bài luận văn hóa phiền phức. Nó chẳng giúp ích được gì cho công việc sau này của bạn cả.
Họ sẽ không tham gia vào các lớp học không cần thiết, để tập trung vào các môn học có liên quan đến nghề nghiệp và giúp ích cho công việc sau này.
Steve Jobs, nhà doanh nhân nổi tiếng thế giới, tuy rằng chưa học xong đại học, nhưng ông đã đưa Apple trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tất cả là nhờ Steve đã tập trung vào việc, làm những thứ mà bản thân yêu thích.
Trong bài phát biểu nổi tiếng của mình, tại một buổi lễ tốt nghiệp tại Đại học Stanford, Steve Jobs đã nhấn mạnh rằng:
"Cách duy nhất để có được sự thành công chính là hãy yêu thích những gì mà bạn đang làm. Hãy tiếp tục tìm tòi học hỏi và đừng bao giờ ngừng lại."
2. Họ có nhiều kinh nghiệm thực tế
Hầu hết những sinh viên được xếp loại "C" đều bắt đầu đi làm sớm hơn bạn bè của họ. Điểm số của họ sẽ luôn thấp hơn, bởi vì họ đã không tham gia vào các lớp học một cách đầy đủ. Đổi lại, họ có rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn về nghề nghiệp, và những kiến thức đó thật sự vô giá.
Bạn sẽ ít có cơ hội được nhận vào làm việc tại một công ty hơn, nếu bạn không có đủ kinh nghiệm thực tế!
3. Họ xây dựng được nhiều các mối quan hệ
Trong khi những sinh viên loại "A" bị mắc kẹt trong việc, phải học những môn học không cần thiết, những sinh viên loại "C" lại có nhiều thời gian để đọc hàng tấn tài liệu hữu ích và giao tiếp với hàng chục người mỗi ngày.
Trong cuộc sống thực tế, việc kết thân với những người có năng lực và khả năng giao tiếp có thể tạo ra nhiều sự khác biệt, và rất có lợi cho sự nghiệp của bạn.
4. Họ biết cách tận hưởng cuộc sống
Trong thời gian học đại học, những sinh viên này thường hay tham gia vào các bữa tiệc, và thường xuyên đi chơi với bạn bè xung quanh. Đó là cách họ đang tận hưởng cuộc sống của mình.
Những người có cuộc sống hạnh phúc thường sẽ có nhiều khả năng đạt được thành công, hơn những người luôn cảm thấy cuộc sống của mình bất hạnh. Khi họ vui vẻ thì niềm hạnh phúc đó cũng sẽ lan tỏa đến những người xung quanh. Đây thật sự là một kỹ năng tuyệt vời mà nhà tuyển dụng muốn có ở nhân viên của mình.
Nếu bạn là người tiêu cực và luôn trong trạng thái căng thẳng, thì cho dù bạn thông minh tài giỏi đến đâu, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ được lọt vào top những ứng cử viên sáng giá.
5. Họ biết cách tìm ra những giải pháp đơn giản nhất cho các vấn đề mà họ gặp phải.
Chuyên gia máy tính, tỷ phú Bill Gates, là một trong những người cực kỳ thành công. Tuy nhiên, điểm số ở trường đại học của ông lại không có gì đặc biệt.
Bill Gates rất cởi mở và không giống như nhiều người khác, ông không bao giờ nhìn vào điểm số hay bằng cấp của mọi người để đánh giá họ. Điều quan trọng là, hãy luôn suy nghĩ tích cực về mọi thứ.
Bill Gates từng có một câu nói vô cùng nổi tiếng: "Tôi luôn chọn những người lười biếng cho những công việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết cách, tìm ra những giải pháp đơn giản nhất để thực hiện nó"
6. Họ dám theo đuổi ước mơ của mình
Rất nhiều người đã đạt được thành công từ những công việc mà họ thật sự yêu thích và đam mê. Khi bước chân vào cổng trường đại học, các bạn còn rất trẻ và thường không hiểu mình thực sự cần gì.
Bạn không nhất thiết phải nghe theo lời bố mẹ khi chọn trường đại học. Khi bạn 18 tuổi, bạn đã đủ trưởng thành và có thể tự chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình. Vì thế, sẽ thật là đáng tiếc nếu như bạn buộc phải theo học một ngành nghề, mà cha mẹ bạn đã chọn cho bạn.
Hay một ví dụ tuyệt vời khác mà ai cũng biết, đó là Richard Branson. Ông cũng đã bỏ học từ năm 15 tuổi, và hiện đang nắm giữ chức vụ quản lý, tại một công ty hàng không khổng lồ, mang tên "Virgin".
7. Họ biết rõ, họ cần phấn đấu cho thứ gì
Thành công đòi hỏi trí tuệ, sức mạnh cảm xúc, sự kiên trì, đam mê và quan trọng nhất là, khả năng vượt qua thất bại.
Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, cho dù bạn xuất thân từ tầng lớp hay trình độ nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ phải trải qua rất nhiều thăng trầm. Những sinh viên xếp loại "C" thường sớm thành công hơn là vì họ biết, họ cần phải phấn đấu vì mục tiêu gì trong cuộc sống của họ. Nó bắt đầu bằng việc nỗ lực vượt qua các kỳ thi, và kết thúc bằng việc kiếm đủ tiền để bắt đầu kinh doanh.
Cuối cùng, điểm số cũng chỉ là một con số mà thôi. Thực tế cuộc sống mới là thứ quan trọng và khó khăn nhất đối với cuộc đời mỗi người. Và nếu bạn tốt nghiệp đại học với một số điểm không được tốt cho lắm, đừng cảm thấy thất vọng vì điều đó!
Mai Phương
Theo TM