vĐồng tin tức tài chính 365

Sinh con trong ấm ức

2021-11-07 11:09
Sinh con trong ấm ức - Ảnh 1.

Một gia đình trẻ ở quận 4 (TP.HCM) đi dạo quanh chung cư mùa COVID-19 - Ảnh: T.T.D.

Nhưng đôi khi những lo lắng này không được đôi bên nội ngoại chia sẻ mà lại tạo ra những sức ép về chuyện sinh đủ nếp, đủ tẻ...

"Chừng nào mới có con?"

Em họ của tôi cưới vợ lúc 29 tuổi. Lúc mới cưới nhau, cả hai "báo" với gia đình nội ngoại rằng sẽ dành 1 năm đầu mặn nồng cùng nhau, không tính chuyện con cái. Tuy nhiên, khi thời hạn 1 năm qua đi và kéo dài thêm 2 năm nữa mà cả hai chẳng đả động gì đến chuyện sinh con, bên nội rồi bên ngoại quyết định làm căng.

Người chồng có vẻ "xiêu lòng" trước cái tuổi 33 đầy "xui xẻo" sắp đến nên thuyết phục vợ sinh con. Tuy nhiên, người vợ lại không chịu vì "chưa sẵn sàng". Cô đưa ra để trì hoãn việc sinh con thêm 1 năm nữa, nhưng anh không chịu, cả hai chiến tranh lạnh. Trước sức ép từ chồng và gia đình hai bên, người vợ đã sinh con ở tuổi 28 trong ấm ức.

Anh H. là giám đốc một công ty chuyên sản xuất phim ảnh và các sản phẩm truyền thông, vợ H. là diễn viên. Cả hai cưới nhau 5 năm và có một cô con gái xinh xắn nên đã sớm xác định "thôi, không sinh con nữa".

H. kể ban đầu ba mẹ H. quyết liệt yêu cầu hai vợ chồng ráng "mần" thêm thằng cu nữa cho có nếp, có tẻ. Thời gian dần trôi, thấy vợ chồng H. vẫn lơ là chuyện sinh thêm con, ba mẹ H. làm căng và yêu cầu sinh tiếp đứa thứ hai, gái trai gì cũng được, nhưng H. cương quyết không vì vợ chồng anh không có thời gian chăm sóc con. Từ đó, chiến tranh lạnh đã xảy ra và vợ H. là người phải khổ sở mỗi khi về nhà nội, ngoại...

Nỗi niềm ai đúng, ai sai

Chưa cần đề cập đến quan điểm nuôi con, nuôi cháu phải như thế nào, chỉ cần đề cập đến vấn đề sinh bao nhiêu con và sinh vào thời điểm nào, ai cũng thấy ngay chuyện xung đột tư tưởng từ các bên.

Vợ chồng người em họ tôi phân trần ở cái tuổi 29 trở đi, cả hai đang bắt đầu phát triển sự nghiệp. Sinh con là việc phải làm, nhưng để sinh con mà phải đánh đổi cả chuyện công ăn việc làm thì hai vợ chồng phải tính toán lại. Trong khi đó, lý do chính vợ chồng H. đưa ra khi quyết định không sinh thêm con tựu trung ở việc cả hai không có đủ thời gian chăm sóc và giáo dục con chứ không phải vấn đề kinh tế.

Tôi đã làm một khảo sát nhỏ từ những bạn bè mình, những người chưa có con hoặc mới có một đứa. Trước câu hỏi tôi đưa ra: "Các bạn sẽ sinh thêm con không? Nếu có thì dự định là khi nào, nếu không thì tại sao?".Gần 2/3 câu trả lời là không sinh thêm con, phần còn lại là sẽ suy nghĩ.

Những lý do bạn bè tôi đưa ra khi họ không muốn sinh thêm con tựu trung đều vì lý do kinh tế. Chi phí để nuôi một đứa con ăn học đầy đủ đến 18 tuổi là quá cao, trong khi họ không có nhiều sự hỗ trợ thực tế từ các chính sách xã hội.

Tiếp đến, họ muốn dành thời gian nhiều nhất để phát triển sự nghiệp, tận hưởng hạnh phúc lứa đôi thay vì dành hết thời gian cho những đứa con.

Dù có nhiều khuyến khích mỗi gia đình nên sinh đủ 2 con và theo đó là các chính sách hỗ trợ từ các cấp chính quyền, nhưng thực tế nhiều mái ấm vẫn còn ngần ngại trước việc sinh thêm con.

Có bao nhiêu đứa con cũng không quan trọng bằng việc nuôi nấng con trẻ trưởng thành, nên người. Chính vì thế, sinh thêm con hay không căn bản vẫn là quyết định riêng của từng đôi lứa. Ai cũng có hoàn cảnh riêng và ai cũng có quyền tự do quyết định chuyện con cái phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Thưởng tiền khi phụ nữ sinh con: Thưởng tiền khi phụ nữ sinh con: 'Như muối bỏ biển, ngân sách lại không gánh nổi'

TTO - Tuần qua, dư luận có nhiều xôn xao với những đề xuất của bản dự thảo Luật dân số: thưởng tiền khi sinh con thứ nhất, thứ hai ở những tỉnh thành có mức sinh thấp, hỗ trợ học phí, hỗ trợ mua nhà...

Xem thêm: mth.47783229070111202-cu-ma-gnort-noc-hnis/nv.ertiout

Comments:1 | Tags:No Tag

“Sinh con trong ấm ức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools