Người dân chật vật đi qua đường Trần Xuân Soạn (quận 7) do đường ngập nặng - Ảnh: CHÂU TUẤN
Tối 7-11, nhiều người dân TP.HCM vất vả khi đi qua các tuyến đường bị ngập nặng do triều cường dâng cao, như đường Lương Định Của (TP Thủ Đức), Trần Xuân Soạn, Nguyễn Thị Thập (quận 7).
Có mặt tại đường Lương Định Của (TP Thủ Đức) lúc 18h30, phóng viên ghi nhận tuyến đường này bị ngập một đoạn dài khoảng 200m, trong đó có những đoạn ngập nặng khoảng 0,5m khiến hàng loạt phương tiện chết máy phải dẫn bộ.
Còn tại đường Trần Xuân Soạn (quận 7) trong những ngày này, các hàng quán, các nhà ven kênh Tẻ luôn trong tình trạng tất bật chống ngập bằng cách chắn những bao cát, kê đồ đạc lên cao... Việc buôn bán mùa này cũng ế ẩm do khách ngại dừng xe mua hàng khi mặt đường mênh mông nước.
Nước ngập nửa bánh xe khiến nhiều xe cộ bị chết máy - Ảnh: CHÂU TUẤN
Mở tiệm tạp hóa trên đường Trần Xuân Soạn đã hơn 15 năm nay, chị Tuyết Mai (32 tuổi, ngụ phường Tân Thuận Tây) hiểu rõ những khó khăn khi mùa triều cường đến, mọi công việc buôn bán đều bị đảo lộn...
"Đến hẹn lại lên, cứ khoảng 2 tháng lại có đợt triều lớn. Bình thường tôi còn bán thêm viên chiên từ lúc 16h chiều nhưng nay biết đường ngập nên đợi đến khi khô ráo mới đẩy xe ra bán. Chứ ngập thế này không ai dám dừng lại mua", chị Mai chia sẻ.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, ngày 7-11, đỉnh triều tại trạm Phú An là 1,65m, thời gian xuất hiện lúc 19h. Trong khi đó, tại trạm Nhà Bè đỉnh triều 1,67m sẽ xuất hiện lúc 18h.
Tại đường Lương Định Của (TP Thủ Đức) nước ngập sâu cùng với ổ gà khiến người dân khổ sở khi đi qua - Ảnh: NHẬT THỊNH
Để tránh đoạn đường ngập nước sâu, người dân phải đi men theo đoạn vỉa hè đang được sửa chữa rất gồ ghề - Ảnh: NHẬT THỊNH
Xe ôtô đi qua đoạn ngập tạo thành sóng nước làm chao đảo các xe máy chạy gần đó - Ảnh: NHẬT THỊNH
Người dân khu vực đường Lương Định Của ra đoạn ngập để hỗ trợ xe cộ qua đoạn đường ngập - Ảnh: NHẬT THỊNH
TTO - Mùa mưa năm nay, một số dự án chống ngập tại TP.HCM đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án chậm tiến độ nên người dân nhiều nơi vẫn phải bì bõm trong nước.
Xem thêm: mth.15050239170111202-mchpt-iat-oac-gnad-gnouc-ueirt-aum-gnort-gnoud-auig-iob-oc-ex/nv.ertiout