vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp thuộc Uỷ ban quản lý vốn tại doanh nghiệp: Giữ vị trí then chốt, chủ động ứng phó, vượt qua những khó khăn

2021-11-08 09:07

Dịch COVID-19 vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đồng lòng, nỗ lực vượt khó để tiếp tục chủ động ứng phó giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế. Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh (ảnh) đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo Lao Động.

Trước diễn biến phức tạp và tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế, Chủ tịch đánh giá thế nào về bức tranh tổng thể tình hình hoạt động của 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu vốn?

- Nói thẳng đại dịch COVID-19 tác động mạnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng tôi!

Đợt dịch lần thứ 4 kéo dài, ca nhiễm có thời điểm lên năm chữ số, giãn cách xã hội, khoanh vùng phong toả… khiến doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong bố trí, sử dụng lao động và sản xuất; thông thương ách tắc, tình trạng khan hiếm container và đơn giá vận chuyển tăng gấp 5-6 lần, giá nguyên liệu đầu vào (sắt thép, nhựa...) và giá vật liệu cơ bản tăng cao; các chi phí phát sinh mới phòng chống dịch bệnh, hoặc triển khai “3 tại chỗ” tại nhiều nhà máy tạo áp lực lớn lên lợi nhuận. Chuyên gia, đối tác nước ngoài của một số tập đoàn, tổng công ty không thể sang khảo sát, làm việc theo kế hoạch, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.

Với phương châm chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với tình hình dịch bệnh, các tập đoàn, tổng công ty đặt mục tiêu tăng trưởng so với năm 2020, phải vượt kế hoạch được giao; nỗ lực triển khai kế hoạch và đạt được kết quả tích cực. Trong 9 tháng năm 2021, đa số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có lãi, thậm chí ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất/công ty mẹ cao so với kế hoạch và so với cùng kỳ, như: Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam… Tuy nhiên, một số kinh doanh thua lỗ, tài chính gặp khó khăn, không bảo toàn được vốn; có doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải nguy cơ mất vốn chủ sở hữu, dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh mất cân đối nghiêm trọng, dễ phải dừng hoạt động; thu nhập, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phòng, chống đại dịch COVID-19, Ủy ban đã cùng với 19 tập đoàn, tổng công ty có những đóng góp lớn, thiết thực cho công tác phòng, chống dịch như: Ủng hộ khoảng 2.600 tỉ đồng vào Quỹ vaccine phòng COVID-19; tặng hơn 100.000 máy tính cho chương trình “Sóng và máy tính cho em”; thực hiện các đợt giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng, ước tính 4.120 tỉ đồng; viễn thông (gói cam kết ước tính 8.000 tỉ đồng), xăng dầu cùng với nhiều trang thiết bị y tế khác…

Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam đã và đang triển khai tới các đơn vị thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về bình ổn giá, luôn chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng đáp ứng nhu cầu của người dân thông qua hệ thống các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị… góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam sản xuất và cung ứng ra thị trường hàng nghìn tấn chất tẩy rửa, sát khuẩn (nước rửa tay khô) với chính sách bình ổn giá. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ tham gia phòng, chống dịch bệnh; đã chở hơn 76.000 công dân về nước, chở miễn cước vật tư y tế, vaccine, y bác sĩ đi các tỉnh thành nội địa…

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Nhà nước, tạo động lực phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn, Uỷ ban đề ra mục tiêu và giải pháp cụ thể gì?

- Ủy ban xác định triển khai thật tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ bằng những chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, phù hợp thực tế, có tính khả thi cao, nhằm xây dựng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhằm tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý vốn tại doanh nghiệp. Các bộ quản lý ngành tiếp tục chủ trì các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực được phân công.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để đảm bảo việc sử dụng vốn nhà nước có hiệu quả; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, đổi mới và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp nhà nước, với nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội, tiếp tục đưa doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt; chủ động ứng phó, vượt qua những khó khăn.

Ủy ban đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Dự thảo đề án “Khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài mua phần vốn tại doanh nghiệp nhà nước” được Uỷ ban xem là điểm sáng khiến các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, đem lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho nhiều bên liên quan, bao gồm cả Nhà nước, doanh nghiệp và các cổ đông. Điều này kỳ vọng 19 tập đoàn, tổng công ty sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vị thế cạnh tranh quốc gia và góp phần tạo động lực phục hồi kinh tế mạnh mẽ.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động. Các tập đoàn, tổng công ty có gặp sự cố này và đời sống người lao động ra sao, thưa Chủ tịch?

- Không chỉ thiếu hụt lao động, mà rất khan hiếm nguyên liệu sản xuất! Thực hiện tốt mục tiêu kép “phòng chống dịch và sản xuất kinh doanh hiệu quả trong tình hình mới”, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh tiêm vaccine, ổn định tâm lý cán bộ, công nhân viên yên tâm tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, thu nhập người lao động tỷ lệ thuận với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp… Dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm, sụt giảm thu nhập trong Quý III/2021. Đây là thực trạng chung của doanh nghiệp cả nước.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam buộc phải tổ chức lại sản xuất, điều chỉnh nguồn lực lao động, cắt giảm nhân sự, giảm thời gian làm việc, cho nghỉ việc không lương hoặc làm việc luân phiên; đồng thời đào tạo phi công, tiếp viên để khi thị trường phục hồi, có đủ nhân lực. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải cắt giảm gần như toàn bộ số đôi tàu khách, dẫn đến người lao động không có việc làm. Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động vận tải phải tạm ngừng và nghỉ việc không lương lên đến 5.520 người.

Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, từ đầu tháng 10.2021, các địa phương nới lỏng giãn cách và thực hiện các biện pháp phục hồi sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới nên lực lượng lao động cơ bản được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu sản xuất của đơn vị. Một số cảng bị thiếu hụt nhẹ về lao động thủ công mang tính chất tạm thời và đã được doanh nghiệp điều chỉnh, tuyển dụng bổ sung…

Xem thêm: odl.816179-nahk-ohk-gnuhn-auq-touv-ohp-gnu-gnod-uhc-tohc-neht-irt-iv-uig-peihgn-hnaod-iat-nov-yl-nauq-nab-yu-couht-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp thuộc Uỷ ban quản lý vốn tại doanh nghiệp: Giữ vị trí then chốt, chủ động ứng phó, vượt qua những khó khăn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools